tailieunhanh - Việt Nam Sử Lược phần 21

Việt Nam Sử Lược Thánh Tổ (1820-1840) (tiếp theo) 1. Sự giặc giã 2. Giặc ở Bắc kỳ 3. Phan Bá Vành 4. Lê Duy Lương 5. Nông Văn Vân 6. Giặc ở Nam Kỳ 7. Án Lê Văn Duyệt và Lê Chất 8. Giặc Tiêm La 9. Việc Ai Lao 10. Việc Chân Lạp 11. Việc giao thiệp với những nước ngoại dương 12. Sự cấm đạo 13. Vua Thánh Tổ mất 1. Sự Giặc Giã. Vua Thánh Tổ thật là hết lòng lo việc chính trị, điều gì ngài cũng xem xét đến, việc gì ngài cũng sửa sang lại,. | Việt Nam Sử Lược Thánh Tổ 1820-1840 tiếp theo 1. Sự giặc giã 2. Giặc ở Bắc kỳ 3. Phan Bá Vành 4. Lê Duy Lương 5. Nông Văn Vân 6. Giặc ở Nam Kỳ 7. Án Lê Văn Duyệt và Lê Chất 8. Giặc Tiêm La 9. Việc Ai Lao 10. Việc Chân Lạp 11. Việc giao thiệp với những nước ngoại dương 12. Sự cấm đạo 13. Vua Thánh Tổ mất 1. Sự Giặc Giã. Vua Thánh Tổ thật là hết lòng lo việc chính trị điều gì ngài cũng xem xét đến việc gì ngài cũng sửa sang lại có ý muốn cho nước thịnh dân giàu nhưng phải mấy năm về sau trong nước có lắm giặc giã quan quân phải chinh nam phạt bắc phải đánh Tiêm dẹp Lào thành ra dân sự không được yên nghiệp mà làm. Xét sự giặc giã về đời vua Thánh Tổ là do ở ba lẽ cốt yếu Một là khi nhà Nguyễn thất thế ở Nam quân họ Trịnh thua ở Bắc nhà Nguyễn Tây Sơn còn phải lo việc trong nước lúc bấy giờ nước Tiêm La nhân lấy dịp ấy mà giữ quyền bảo hộ nước Chân Lạp và hiếp thế các nước ở đất Lào. Đến khi vua Thế Tổ nhất thống nam bắc thanh thế lừng lẫy nước Chân Lạp lại xin về thần phục nước Nam và các nước Ai Lao Vạn Tượng đều sang triều cống nhà Nguyễn. Từ đó nước Tiêm La đối với nước Nam bề ngoài tuy không ra mặt cừu địch nhưng bề trong chỉ tìm cách mà sinh sự để cướp lại cái quyền bảo hộ ở Chân Lạp và ở các nước Lào. Bởi vậy cho nên về phía tây và phía nam bao giờ cũng có giặc Tiêm và giặc Lào quấy nhiễu mãi. Hai là ở Bắc Kỳ tuy đã là thống thuộc về nhà Nguyễn rồi nhưng còn có người mong nhớ nhà Lê thỉnh thoảng lại có nơi nổi lên hoặc muốn khôi phục cho nhà Lê hoặc để chống cự với quan nhà Nguyễn bởi thế cho nên ở đất Bắc cứ phải loạn lạc luôn. Ba là quan lại cứ hay nhũng nhiễu làm cho lòng người không được thỏa thuận và trong đám quan trường thường hay có thói bới móc nhau để tâng công tâng cán. Nhà vua lại có tính hẹp hòi không bao dong cho những kẻ công thần hay tìm chuyện làm uất ức mọi người mà ở với thần dân thì nghiêm khắc quá cho nên mới thành ra nhiều sự rối loạn. Bởi những lẽ ấy cho nên ở ngoài thì có giặc Tiêm đánh phá ở trong thì có ngụy Khôi dấy loạn ở phía nam. .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN