tailieunhanh - NHÀ ĐIÊU KHẮC LÊ THÀNH NHƠN

Lê Thành Nhơn sinh ngày 17 tháng 11 năm 1940 tại Thủ Dầu Một, nằm ở phía đông Sài Gòn. Cha là Lê Văn Nguyện và mẹ Chung Thị Duyên, một người Việt gốc Chàm lai Trung Hoa. Lê Thành Nhơn say mê nghệ thuật từ nhỏ. Ông học trung học tại trường Mỹ Nghệ Thực hành Bình Dương, một trường chuyên về trang trí, thiết kế đồ gỗ, đồ gốm và đặc biệt là sơn mài, nguồn cung cấp nghệ nhân chủ yếu cho các trung tâm sơn mài nổi tiếng tại Việt Nam như Thành Lễ và Trần Hà. . | NHÀ ĐIÊU KHẮC LÊ THÀNH NHƠN Lê Thành Nhơn sinh ngày 17 tháng 11 năm 1940 tại Thủ Dầu Một nằm ở phía đông Sài Gòn. Cha là Lê Văn Nguyện và mẹ Chung Thị Duyên một người Việt gốc Chàm lai Trung Hoa. Lê Thành Nhơn say mê nghệ thuật từ nhỏ. Ông học trung học tại trường Mỹ Nghệ Thực hành Bình Dương một trường chuyên về trang trí thiết kế đồ gỗ đồ gốm và đặc biệt là sơn mài nguồn cung cấp nghệ nhân chủ yếu cho các trung tâm sơn mài nổi tiếng tại Việt Nam như Thành Lễ và Trần Hà. Sau đó Lê Thành Nhơn thi đỗ vào trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn Gia Định. Năm 1963 lúc đang còn là sinh viên tượng của ông đã được tuyển chọn để tham dự cuộc triển lãm mỹ thuật quốc tế lần thứ tư được tổ chức tại Paris. Năm sau ông tốt nghiệp thủ khoa ngành điêu khắc cùng khoá với Đỗ Quang Em một trong những người bạn thân nhất của ông. Tốt nghiệp ông về dạy học tại trường Mỹ Nghệ Thực Hành Bình Dương. Hai năm sau tháng 3 năm 1966 ông bị động viên. Ông ở trong quân đội cả thảy bốn năm đến tháng 6 năm 1970 thì được giải ngũ với cấp bậc thiếu uý sau khi bị thương nhẹ trong một cuộc hành quân. Nhẹ nhưng chất chì trong viên đạn bắn vào người ông đến giữa thập niên 90 vẫn còn làm độc khiến ông phải nằm viện mấy tuần lễ Ngay khi vừa phục viên ông được mời làm giáo sư điêu khắc tại trường Mỹ Thuật Sài Gòn Gia Định đồng thời làm giáo sư thỉnh giảng tại trường Mỹ Thuật Huế. Mấy năm sau từ năm 1973 ông được mời giảng dạy tại trường Đại học cộng đồng Duyên Hải tại Nha Trang. Mặc dù phải dạy học ở nhiều nơi như vậy Lê Thành Nhơn vẫn dành nhiều thì giờ và tâm huyết cho công việc sáng tác. Các sáng tác của ông thời gian này phần nhiều có kích thước khá lớn trong đó nổi bật nhất là bức tượng Quan Thế Âm bằng đồng tại trung tâm Liễu Quán ở Huế cũng như bức tượng Phan Bội Châu bằng đồng cao đến 3 5 mét cũng tại Huế. Bằng cement thì có bức tượng Phật Thích Ca hiện dựng tại trung tâm Phật học Huệ Nghiêm ở Phú Lâm Sài Gòn cao đến 4 5 mét bức tượng Phan Thanh Giảng cao hơn 3 mét đã bị đập phá vào năm 1975 và bức .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN