tailieunhanh - Đề bài: Phân tích nhân vật con hổ trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và ôn thi môn Ngữ văn, nội dung đề bài "Phân tích nhân vật con hổ trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ" dưới đây. Nội dung tài liệu trình bày những nội dung chính, tóm tắt phân tích nhân vật con hổ trong bài thơ Nhớ rừng. Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn. | Đề Phân tích nhân vật con hổ trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ. BÀI LÀM Với nhân vật con hổ trong vườn thú được miêu tả như một tính cách dữ dội lớn lao đầy dằn vặt và khát vọng Nhớ rừng ít nhiều đã hoà vào cái mạch đã từng đem lại cho thi ca biết bao nhiêu danh tác. Lẽ dĩ nhiên không ai dám đặt con hổ của bài thơ bên cạnh những tầm cỡ như Prômêíê bị xiềng hay Hamlet hay Người tù xứ Capcadơ. Nhớ rừng mới chỉ là tiếng nói đớn đau của một kẻ đã mất hết niềm tin được tự do mất hết ước mơ chiến thắng. Con hổ ở đây đã không thể làm được gì hơn là nằm dài trong cũi sắt để trông ngày tháng dần qua và nói về cái thuở oanh liệt vẫy vùng như những tháng ngày không bao giờ trở lại. Cũng không có trong nó cái khát khao tương truyền đã được người anh hùng Nguyễn Hữu cầu diễn tả trong những vần thơ lồng lộng ngợp say Bay thẳng cánh muôn trùng Tiêu Hán Phá vòng vây bạn với kim ô. Có lẽ sẽ không là khiên cưỡng nếu nói rằng Nhớ rừng với hình tượng con hổ nằm dài ấy đã tạo nên tư thế của những con người đã thôi nghĩ đến hành động những con người mà nhiệt tình làm cách mạng mà hoài bão muốn góp phần mình vào một sự đổi thay đã không còn. Thế nhưng con hổ hình tượng trung tâm của bài thơ dù có chịu mất tự do nhưng cũng không chịu mất đi niềm kiêu hãnh. Trong khổ đau trong cảnh tù hãm trong nỗi nhục nhằn nó vẫn biết tự phân biệt mình với những kẻ đã đi hoàn toàn tầm thường đồng hoá đến cả tinh thần ở đây vấn đề không phải là xem xét tác phong quần chúng của con hổ phê bình nó không một chút ưu ái gì đối với những con vật như con gấu con báo cùng số phận như nó và nằm sát ngay cạnh chuồng nó như ai đó đã bàn. Ở đây cũng như chim ở trong lồng ở cả Prômêtê bị xiềng và Hamlet nữa sự đối lập giữa hai hạng người hai cách sống là cách thức nghệ thuật vẫn thường dùng để làm nổi bật lên cái kích thước cao cả và tô đậm thêm cảm hứng đầy tính bi kịch của một tâm hồn bị khổ đau chứ nhất quyết không chịu hạ mình trong bất hạnh. Thế Lữ ít nhất là một lần trong một đời thơ đã cố gắng xây dựng cho .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.