tailieunhanh - Đề tài: “Khái niệm tiền công, tiền lương và một số khái niệm khác liên quan tới tiền công, tiền lương”

Tham khảo luận văn - đề án 'đề tài: “khái niệm tiền công, tiền lương và một số khái niệm khác liên quan tới tiền công, tiền lương”', luận văn - báo cáo, khoa học xã hội phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Đề tài Khái niệm tiền công tiền lương và một số khái niệm khác liên quan tới tiền công tiền lương Lời nói đâu Lương bổng là một trong những động lực kích thích con người làm việc hăng hái nhưng đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân gây trì trệ bất mãn hoặc từ bỏ công ty mà ra đi. Tất cả đều tùy thuộc vào trình độ và năng lực của các cấp quản trị. Và luôn luôn là vấn đề nhức nhối của hầu hết các công ty ở Việt Nam. Đây là một đề tài gây tranh luận sôi nổi trên diên đàn quốc hội Việt Nam trong nhiều năm qua và hiện nay nó vẫn còn là đề tài nóng bỏng đối với Việt Nam. Trong điều kiện nền kinh tế kém phát triển như ở Việt Nam thì nhu cầu của con người mới chỉ đảm bảo ở mức độ thấp tối thiểu về ăn mặc ở đi lại nghỉ ngơi bảo vệ sức khỏe và học tập. Trong nền kinh tế thị trường nhu cầu được thể hiện tập trung ở lợi ích kinh tế - động lực trực tiếp thúc đẩy người lao động làm việc và làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả. Lợi ích kinh tế theo là một phạm trù kinh tế biểu hiện của quan hệ sản xuất được phản ánh trong ý thức thành động cơ hoạt động nhằm thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu vật chất của các chủ thể tham gia lao động. Bất cứ một cá nhân hay tập thể lao động trước và trong khi làm việc cũng đều suy nghĩ mình được gì và có quyền lợi như thế nào khi tham gia lao động. Vấn đề đặt ra là mỗi nhà quản lý cần phải biết điều tiết hài hoà các lợi ích không để lợi ích này xâm phạm hoặc làm tổn hại đến lợi ích không để lợi ích này xâm phạm hoặc làm tổn hại đến lợi ích kia mọi biểu hiện coi thường lợi ích hoặc chỉ động viên chung chung như thời bao cấp trước đây đều không có tác dụng động viên kích thích người lao động làm việc. Đại hội VII Đảng cộng sản Việt Nam sau khi đánh giá lại những thiếu sót sai lầm của mình trong công tác quản lý đã khẳng định phải kết hợp hài hoà các lợi ích theo nguyên tắc lấy lợi ích của người lao động làm cơ sở và mỗi chủ trương chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước trong đó có chính sách tiền lương phải xuất phát từ lợi ích

TỪ KHÓA LIÊN QUAN