tailieunhanh - Chuyên đề tốt nghiệp: Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam theo quan điểm Marketing-mix

Chuyên đề tốt nghiệp "Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam theo quan điểm Marketing-mix" nghiên cứu và phân tích tổng quan về gạo xuất khẩu trên thế giới và tại Việt Nam, thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam theo quan điểm Marketing-mix và chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu gạo. | LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Qua 15 năm thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta đã có những thay đổi tích cực làm thay đổi đến mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Chúng ta đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong Ngoại thương đặc biệt trong xuất khẩu gạo. Những con số báo cáo hàng năm là kết quả thật đáng tự hào của ngành nông nghiệp nước ta thể hiện quyết tâm của nhân dân và đường lối chỉ đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Vị thế của Việt Nam đã được nâng lên sánh vai cùng các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Tuy nhiên do những yếu tố chủ quan và khách quan thực tiễn tại Việt Nam trong thời gian qua cho thấy hoạt động xuất khẩu gạo ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập tồn tại nhiều vấn đề bức xúc trước những biến động thất thường của tình hình chính trị và thị trường thế giới như định hướng tổ chức quản lý tìm đầu ra cho sản phẩm nâng cao giá và khả năng cạnh tranh. Kết quả là tuy khối lượng và kim ngạch xuất khẩu có tăng nhưng nhìn chung tiềm năng vẫn chưa được khai thác một cách tối ưu mang lại hiệu quả cao nhất. Trong tình hình đó nghiên cứu Marketing để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu gạo là một đòi hỏi cấp thiết và đáng quan tâm nhằm đẩy mạnh hơn nữa sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài đi sâu vào phân tích đặc điểm tình hình xuất khẩu gạo củaViệt Nam hiện nay theo quan điểm Marketing-mix đồng thời nêu lên các điểm mạnh điểm yếu theo mô hình SWOT. Qua thực tiễn hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam đề tài đưa ra giải pháp dưới góc độ vĩ mô và theo quan điểm Marketing-mix nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu gạo phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế của nước ta. 3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng những kiến thức đã tích luỹ trong suốt quá trình học tập với những quan sát thu thập trong thực tế kết hợp giữa việc tổng hợp sách báo tài liệu với việc đi sâu vào phân tích thực tiễn tham khảo ý kiến nhằm tìm ra hướng đi hợp lý nhất. 4. Mục đích nội dung nghiên cứu Trên cơ sở .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN