tailieunhanh - Báo cáo: Thực trạng nợ công và vấn đề tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Báo cáo: Thực trạng nợ công và vấn đề tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trình bày về nguyên nhân của công nợ Việt Nam, thực trạng nợ công và đánh giá hiệu quả quản lý nợ công của Việt Nam hiện nay. Mời bạn đọc cùng tham khảo. | THỰC TRẠNG NỢ CÔNG VÀ VẤN ĐỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM Đỗ Thị Thúy Nga K14-NHTMC Bùi Hoàng Yến K15-TCDNC Mai Thị Nhì K15-TCDND 1. NGUYÊN NHÂN CỦA NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ công. Tình trạng nợ công hiện nay ở nhiều nước đều có chung một số nguyên nhân cơ bản như i Sự kiểm soát chi tiêu và quản lý nợ của Nhà nước kém chặt chẽ và hiệu quả ii Tình trạng thất thoát lãng phí trong đầu tư và chi tiêu iii Tệ tham nhũng gia tăng ở nhiều nước iv Các nguồn thu chủ yếu từ thuế tăng không kịp với nhu cầu chi thậm chí một số loại thuế chịu áp lực phải cắt giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau đặc biệt như thuế quan và phí hải quan của hầu hết các nước phải cắt giảm hoặc loại bỏ để phù hợp với các quy định của WTO và các thỏa thuận thương mại khác mà họ tham gia và v Vấn đề quản lý các nguồn thu nhất là thuế gặp không ít khó khăn ở nhiều nước do tình trạng trốn thuế tệ tham nhũng hối lộ kiểm soát không chặt và xử lý không nghiêm của các cơ quan chức Đối với Việt Nam có thể khái quát những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến nợ công bao gồm những lý do sau . Mô hình phát triển còn dựa nhiều vào đầu tư công và nợ công Nguyên nhân chính gây ra nợ công Việt Nam ở mức cao được cho là mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng phát triển dựa quá nhiều vào tăng vốn đầu tư. Trong những năm vừa qua mô hình tăng trưởng của Việt Nam còn dựa nhiều vào đầu tư đặc biệt là đầu tư công bên cạnh các yếu tố khác. Kết quả là tỉ lệ đầu tư luôn ở mức khá cao khoảng 40 - 42 GDP thậm chí còn lên tới 46 5 GDP vào năm 2007. Trong khi đó hiệu quả mang lại từ đầu tư ngày càng giảm sút. Hệ số ICOR của Việt Nam cao hơn đáng kể so với các nước có cùng trình độ phát triển. Chính vì vậy lợi ích từ tăng trưởng và tăng thu ngân sách chưa bù đắp được các chi phí liên quan đến gia tăng đầu tư công và nợ công ít nhất là trong ngắn hạn. . Thâm hụt ngân sách Nhà nước Nợ công phát sinh do các cấp chính quyền chi tiêu nhiều hơn thu nên phải vay nợ để bù đắp chênh lệch thu - chi là hệ quả trực .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN