tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Tạo dòng chịu hạn và phân lập gen Cystain liên quan đến tính chịu hạn ở cây lạc (Arachis hypogaea L.)

Luận án Tiến sĩ Sinh học: Tạo dòng chịu hạn và phân lập gen Cystain liên quan đến tính chịu hạn ở cây lạc (Arachis hypogaea L.) nhằm nghiên cứu tạo được dòng lạc có khả năng chịu hạn cao hơn giống gốc bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật; xác định được sự khác biệt trong trình tự của gen Cystain giữa dòng lạc chọn lọc có nguồn góc từ mô sẹo và các giống lạc có khả năng chịu hạn khác nhau. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Thái nguyên VŨ THỊ THU THỦY TẠO DÒNG CHỊU HẠN VÀ PHÂN LẬP GEN CYSTAIN LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH CHỊU HẠN Ở CÂY LẠC Arachis hypogaea L. Chuyên ngành Di truyền học Mã số TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Thái Nguyên - 2011 0 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lạc Arachis hypogaea L. là cây thực phẩm cây công nghiệp lấy dầu được nhiều quốc gia trên thế giới có nhu cầu ngày càng mở rộng phát triển sản xuất. Cây lạc thuộc nhóm cây đậu đỗ có khả năng chịu hạn kém. So với nhiều cây trồng khác cây lạc có nhu cầu đặc biệt về nước bởi rễ lạc không có lông hút quả lạc hình thành dưới đất. Kết quả thống kê cho thấy ở nước ta sản suất lạc chiếm khoảng 40 tổng diện tích đất gieo trồng các cây công nghiệp ngắn ngày trong đó có 2 3 diện tích trồng lạc phụ thuộc vào nước trời. Đối với nhiều địa phương cây lạc là cây trồng chính tuy nhiên việc đầu tư cho sự phát triển ngành sản xuất lạc được đánh giá là chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Có nhiều phương pháp cải tạo giống cây trồng trong đó nuôi cấy mô tế bào thực vật là một kỹ thuật hiệu quả cho phép ứng dụng và cải tiến nhiều đặc tính của cây trồng. Trong quá trình nuôi cấy do ảnh hưởng của môi trường các tế bào có thể bị biến đổi vật chất di truyền. Nếu kết hợp với các tác nhân gây đột biến thì tần số phát sinh đột biến sẽ được tăng lên đáng kể. Điều này rất có ý nghĩa trong việc tạo ra nguồn vật liệu cho quá trình chọn giống. Hiệu quả việc ứng dụng công nghệ tế bào thực vật để nâng cao tính chống chịu với các điều kiện bất lợi của ngoại cảnh liên tục được khẳng định. Ở Việt Nam sự ra đời của 2 giống lúa DR1 và DR2 có khả năng chịu hạn chịu lạnh tốt là minh chứng đầu tiên cho những khả năng đó. Tiếp sau là công trình nghiên cứu cải thiện khả năng chịu hạn chịu muối ở cây mía của Yadav và đtg 2006 tăng khả năng chịu hạn cây lúa mỳ của Abdelsamad và đtg 2007 . Khả năng chịu hạn của thực vật là tính trạng do nhiều gen quy định do vậy việc tìm kiếm và phân tích gen liên quan đến đặc tính chịu hạn

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN