tailieunhanh - Khung pháp lý về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) tại Việt Nam

Với mục đích đánh giá lại thực trạng pháp lý và những khó khăn trong quá trình thực hiện M&A ở Việt Nam, trong thời gian từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam được hình thành đến khi hoàn thành nghiên cứu này, từ đó đưa ra những kiến nghị để góp phần hoàn thiện khung pháp lý về M&A ở Việt Nam. nội dung bài viết "Khung pháp lý về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) tại Việt Nam". Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn. | Khung pháp lý về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp M A tại Việt Nam Tom Nguyen Biên tập viên tạp chí khoa học tổng hợp 1. Đặt vấn đề Việt Nam một quốc gia đang phát triển hiện có khoảng hơn 500 ngàn doanh nghiệp trong đó số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng hơn 90 . Ngoài ra với sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện tại có 2 sàn chứng khoán với tổng số lượng doanh nghiệp niêm yết đến cuối tháng 9 2011 là khoảng 695 và khoảng 1 ngàn công ty đại chúng chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán là một điều kiện thuận lợi cho việc chuyển nhượng cổ phần dễ dàng đối với các cổ đông của công ty. Do có số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ lớn cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán do đó hoạt động M A sẽ là một hình thức rất quan trọng qua đó giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam ngày càng lớn mạnh hơn thông qua việc bán cổ phần cho các doanh nghiệp lớn hơn hình thức M A . Ngoài ra hoạt động M A còn giúp các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng đầu tư sang nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau và hình thành nên các công ty lớn đủ sức cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Trong những năm qua Việt Nam đã ghi nhận nhiều thương vụ M A với giá trị giao dịch ngày càng tăng. Năm 2006 số thương vụ M A là 38 với tổng giá trị giao dịch là 229 triệu USD đến năm 2010 số thương vụ M A là 345 với tổng giá trị 1 75 tỷ USD. Tuy nhiên việc thực hiện M A ở Việt Nam đang gặp phải những khó khăn về phương diện pháp lý bởi vì khung pháp lý cho M A chưa hoàn chỉnh chưa đầy đủ và nằm rải rác ở các văn bản luật khác nhau hơn nữa sự không nhất quán về định nghĩa cách hiểu M A cũng tạo nên khó khăn cho các công ty muốn thực hiện M A. Trong thời gian qua cũng đã ghi nhận nhiều thương 1 vụ M A gặp khó khăn về mặt thủ tục và hợp nhất vốn chủ sở hữu theo cách hiểu của cơ quan đăng ký kinh doanh là vốn chủ sở hữu sau sáp nhập là tổng vốn của hai công ty như vụ Hà Tiên 1 sáp nhập vào Hà Tiên 2 vụ công ty Dược MPK được xem là nhà đầu tư nước ngoài bởi vì có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.