tailieunhanh - Những món ăn dân dã trong ca dao, dân ca Nam bộ

Trên tổng thể, ca dao Nam bộ thể hiện tất cả những đặc điểm chung của ca dao Việt Nam, nhưng đồng thời ca dao Nam bộ còn là tiếng nói tâm tình của người dân miền sông nước nơi đây. Có những câu ca dao mà nội dung chỉ là kể về những món ăn tuy rất dân dã, rất bình dị nhưng chứa chan một niềm tự hào của người dân | w w w fv fv fv fv Wlv Wlv Wlv Wlv Wlv Wlv W1V Những món ăn dân dã trong ca dao dân ca Nam bộ w w w fv fv fv fv Wlv Wlv Wlv Wlv Wlv Wlv W1V Trên tổng thể ca dao Nam bộ thể hiện tất cả những đặc điểm chung của ca dao Việt Nam nhưng đồng thời ca dao Nam bộ còn là tiếng nói tâm tình của người dân miền sông nước nơi đây. Có những câu ca dao mà nội dung chỉ là kể về những món ăn tuy rất dân dã rất bình dị nhưng chứa chan một niềm tự hào của người dân miền sông nước đồng thời thể hiện nét văn hóa rất đặc trưng mang đậm chất Nam bộ. Chúng ta thử thưởng thức món cá trê rau đắng có từ thời Nam kỳ lục tỉnh Rau đắng nấu với cá trê Ai đến lục tỉnh thì mê không về. Cùng với các loại rau dại khác như rau má rau trai rau ngót. thì rau đắng là một trong các loại rau có rất nhiều ở vùng quê Nam bộ. Người dân Nam bộ chẳng cần tìm cho nó một cái tên hoa mỹ nào mà nhằm ngay vào bản chất của nó mà gọi rau đắng vì đây là loại rau có vị rất đắng người không quen sẽ không ăn được . Còn cá trê là một trong những loại cá đồng có rất nhiều ở Nam Bộ đặc biệt là miền Tây sông nước Cửu Long. Về món canh hỗn hợp rau đắng - cá trê phải công nhận rằng không chê vào đâu được. Một món ăn khác cũng được tìm thấy trong ca dao Nam bộ mà có lẽ chỉ những người dân có thâm niên sống ở miền Tây mới biết. Đó là Canh chua điên điển cá linh Ăn chỉ một mình thì chẳng biết ngon Cá linh chế biến nhiều món ăn dân dã luôn nằm trong niềm thương nỗi nhớ của người dân Nam Bộ. Bông điên điển là loại bông giống như bông so đũa nhưng nhỏ hơn và có màu vàng thường mọc dọc theo những kênh rạch. Theo như người xưa kể lại đây là món ăn rất dân dã nhưng không thua bất kỳ một món cao lương mỹ vị nào . Cá linh và bông điên điển tuy một là động vật một là thực vật nhưng có lẽ do hữu duyên nên chỉ đến mùa nước nổi miền Tây chúng mới xuất hiện cùng nhau. Chiều quê miền Tây mưa rả rích trên mâm cơm có được tô canh chua điên điển cá linh bốc khói có lẽ ăn hoài cũng chẳng biết. no Ca dao Nam bộ cũng kể lại có một bà mẹ nào đó chỉ vì

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG