tailieunhanh - Nội dung ôn tập kiểm tra 1 tiết môn Địa lí – Khối 10 – HK1

Nhằm giúp đỡ cho các bạn học sinh lớp 10 nắm vững kiến thức chương: Bản đồ, Vũ trụ, Hệ quả các chuyển động của Trái Đất, Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng dưới dạng lý thuyết và bài tập để chuẩn bị cho các kỳ thi học kỳ sắp tới, mời các bạn tham khảo “Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Địa lý - khối 11 năm học 2013-2014”. | NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN ĐỊA LÍ - KHỐI 10 - HKI I. Tóm tắt nội dung 1. Kiến thức Chương I Bản đồ a. Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ - Phương pháp kí hiệu. - Phương pháp kí hiệu đường chuyển động. - Phương pháp chấm điểm. - Phương pháp bản đồ - biểu đồ. b. Hiểu và trình bày được phương pháp sử dụng bản đồ Atlat địa lí để tìm hiểu đặc điểm của các đối tượng hiện tượng và phân tích các mối quan hệ địa lí - Các bước sử dụng bản đồ. - Atlat địa lí là một tập hợp các bản đồ. Khi sử dụng thường phải kết hợp bản đồ ở nhiều trang Atlat có nội dung liên quan với nhau để tìm hiểu hoặc giải thích một đối tượng hiện tượng địa lí. Chương II Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái Đất a. Hiểu được khái quát về Vũ Trụ hệ Mặt Trời trong Vụ Trụ Trái Đất trong hệ Mặt Trời - Vũ Trụ. - Hệ Mặt Trời. Trái Đất trong hệ Mặt trời. b. Trình bày và giải thích được các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất - Sự luân phiên ngày đêm. - Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế. - Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể. c. Trình bày và giải thích được các hệ quả chuyển động quay quanh Mặt Trời của Trái Đất - Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời. - Các mùa trong năm. - Ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ. Chương III Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng a. Nêu được sự khác nhau giữa các lớp cấu trúc của Trái Đất lớp vỏ lớp Manti nhân Trái Đất về - Tỉ lệ thể tích - Độ dày - Thành phần vật chất cấu tạo chủ yếu - Trạng thái b. Biết được khái niệm thạch quyển phân biệt được thạch quyển và vỏ Trái Đất. c. Trình bày được nội dung cơ bản của thuyết Kiến tạo mảng và vận dụng thuyết kiến tạo mảng để giải thích sơ lược sự hình thành các vùng núi trẻ các vành đai động đất núi lửa. d. Trình bày được khái niệm nội lực ngoại lực và nguyên nhân của chúng. Biết được tác động của nội lực và ngoại lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất Khái niệm và nguyên nhân nội lực ngoại lực Tác động của nội lực .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN