tailieunhanh - Hướng dẫn ôn tập Vật lý 10 học kì II (Năm học 2012 – 2013)

Nhằm giúp đỡ cho các bạn học sinh lớp 10 nắm vững lý thuyết và các dạng câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Vật lý về các định luật bảo toàn, chất khí, cơ sở của nhiệt động lực học, chất rắn và chất lỏng để chuẩn bị cho kỳ thi học kì II sắp tới, mời các bạn tham khảo tài liệu “Hướng dẫn ôn tập Vật lý 10 học kì II (Năm học 2012 – 2013)”. | HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VẬT LÝ 10 HỌC KÌ II Năm học 2012 - 2013 A- Kiến thức và kĩ năng Chương trình cơ bản CHƯƠNG IV CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN Kiến thức - Viết được công thức tính động lượng và nêu được các đơn vị đo động lượng. - Phát biểu và viết được hệ thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ hai vật. - Nêu được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực. - Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính công. - Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính động năng. Nêu được đơn vị đo động năng. - Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính thế năng trọng trường của một vật. Nêu được đơn vị đo thế năng. - Viết được công thức tính thế năng đàn hồi. - Phát biểu được định nghĩa cơ năng và viết được công thức tính cơ năng. - Phát biểu và viết được hệ thức của định luật bảo toàn cơ năng. Kỹ năng - Vận dụng được định luật bảo toàn động lượng để giải các bài toán về va chạm mềm. - Vận dụng được công thức tính công và công suất. - Vận dụng được định luật bảo toàn cơ năng để giải các bài toán chuyển động của một vật. CHƯƠNG V CHẤT KHÍ Kiến thức - Phát biểu được nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí. - Nêu được các đặc điểm của khí lí tưởng. - Phát biểu được các định luật Bôi-lơ - Mariốt Sác-lơ. - Nêu được nhiệt độ tuyệt đối là gì. - Nêu được các thông số p V T xác định trạng thái của một chất khí. - Viết được phương trình trạng thái của khí lí tưởng. Kỹ năng - Vận dụng được phương trình trạng thái của khí lí tưởng. - Vẽ được đường đẳng tích đẳng áp đẳng nhiệt trong hệ tọa độ p V . CHƯƠNG VI CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC học Kiến thức - Nêu được có lực tương tác giữa các nguyên tử phân tử cấu tạo nên vật. - Nêu được nội năng bao gồm động năng của hạt và thế năng tương tác giữa chúng. - Nêu được ví dụ và hai cách làm biến đổi nội năng. 1 - Phát biểu và viết được hệ thức nguyên lí I Nhiệt động lực học. Nêu được tên đơn vị và qui ước dấu của các đại lượng trong hệ thức này. - Phát biểu được nguyên lí II Nhiệt động lực học. Kỹ năng Vận dụng được

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.