tailieunhanh - Giáo trình Sinh thái rừng (Giáo trình Đại học Lâm nghiệp): Phần 2

Tiếp nối phần 1, phần 2 giáo trình "Sinh thái rừng” trình bày nội dung phần Sinh thái rừng. Giáo trình đã đề cập một cách toàn diện và đầy đủ đến những vấn đề lý luận then chốt có liên quan đến những nhiệm vụ chính của ngành Lâm nghiệp: sự trao đổi năng lượng và vật chất của hệ sinh thái rừng, các mối quan hệ lẫn nhau giữa các thành phần của hệ sinh thái rừng, về sinh thái, hình thái, cấu trúc, phân bố và phân loại quần xã thực vật rừng, động thái, tiến hoá của hệ sinh thái rừng về vai trò và các chức năng sinh thái của nó . . | Phần II SINH THÁI RỪNG Chương 4 KHÁI NIỆM CHUNG VỂ HỆ SINH THÁI RỪNG . Ỷ NGHĨA CỦA RÙNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI Rùng là thành phần quan trọng nhất của sinh quyển hiên nay rùng chiếm phần chủ yếu diện tích lục địa trái đất gần 4 tỷ ha . Rừng là nguồn vật chất và tinh thần cơ bản thoả mãn nhu cầu của con người. Rừng và đời sống xã hội là hai mặt của một vắh đổ nó có mối quan hộ với nhau rất chặt chẽ và nếu so với những cái chung thì có những đặc điểm riêng của nó. Tất cả mọi đời sống xã hội các quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của con người đẻu có liên quan đến rừng. Nếu không có rừng thì xã hội loài người sẽ không thể tổn tại được chúng ta cũng khố xác định ranh giới giữa rùng và xã hội vì rừng là một phần của xã hội và là hoàn cảnh của đời sống xã hội. Trong thực tế mọi thứ cần thiết cho sự tổn tại của con người như thức ăn dược liệu quần áo các nguyên vật liệu xây dựng nhà cửa đổ dùng hàng ngày. đều phải lấy từ rừng. Tất cả những vật chất vật liệu đố đẻu là kết quả tương tác giữa hai nhân tô chủ yếu là lao động của con người và vật chất từ rừng. Lao động của con người là điều kiện cơ bàn của đời sống xã hội nó không thể tách rời với tài nguyên rừng. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất khối lượng sản xuất vật chất cũng được tăng lên qua các chu kỳ kinh doanh. Do vậy mà tác đông của con người và xã hội đến rừng tác động đến điểu kiện sinh tổn của chính h ngày càng tăng. Những nhu cầu về gỗ và sản phẩm của nó trên thế giới không ngừng tăng lên. Nếu năm 1960 toàn thế giới khai thác được 1 7 tỷ m3 gỗ thì năm 1970 đã là 2 3 tỷ và đến năm 2000 gần 3 tỷ m3 . Trong đó chủ yếu là gỗ tròn còn gỗ ván thì ít biến động hơn các sản phẩm hoá học từ gỗ và sản phẨm ngoài gỗ thì rất đa dạng và nhu cầu thì ngày càng tăng lên. Các chức năng của rừng như bảo vệ môi sinh khả năng điều hoà khí hậu khả năng bảo vệ và hình thành đất khả năng giữ gìn bảo vệ và điểu hoà nguồn nước ưong rừng khả năng làm tăng thêm tính đa dạng sinh vật của rừng. cũng như vai trò vệ sinh .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN