tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm: Kỹ thuật đặt câu hỏi trong “Dạy và học tích cực” góp phần phân loại, đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo trong học tập môn Toán của học sinh THPT

Sáng kiến kinh nghiệm: Kỹ thuật đặt câu hỏi trong “Dạy và học tích cực” góp phần phân loại, đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo trong học tập môn Toán của học sinh THPT bao gồm những nội dung về một số vấn đề lý luận cơ bản về dạy và học tích cực; kĩ thuật đặt câu hỏi; hệ thống câu hỏi trong bài tập, bài soạn; thực nghiệm sư phạm, kết luận. | Đặt câu hỏi là kỹ năng quan trọng đối với mỗi giáo viên, với tác dụng khuyến khích, kích thích tư duy của học sinh, hướng các em vào nội dung bài học, đồng thời giúp học sinh ghi nhớ kiến thức và tự kiểm tra kiến thức sau khi giáo viên đặt câu hỏi. Học sinh có thể tự đánh giá mức độ hiểu bài của mình qua các câu hỏi và kịp thời bổ sung kiến thức thông qua việc trả lời các câu hỏi của các bạn, kết luận của thầy cô giáo. Thông qua hệ thống câu hỏi của một tiết dạy hoặc một đơn vị kiến thức giáo viên nắm bắt được cấp độ nhận thức, khả năng tư duy của học sinh để điều chỉnh phương pháp giảng dạy hợp lý. Tác dụng của phương pháp vấn đáp, gợi mở phụ thuộc nhiều vào kĩ thuật đặt câu hỏi và kĩ năng hỏi của giáo viên. Nếu câu hỏi quá khó, không rõ ràng, đa nghĩa, khó hiểu học sinh sẽ khó trả lời, trả lời sai làm mất thời gian của lớp học, tạo không khí căng thẳng, ảnh hưởng đến sự tiếp thu kiến thức của các em. Ngược lại nếu câu hỏi quá dễ, chỉ dường lại ở mức nhắc lại kiến thức, hoặc giáo viên dùng nhiều câu hỏi đóng cũng gây sự nhàm chán, mất thời gian, không kích thích sự phát triển tư duy của học sinh khá, giỏi. Câu hỏi lan man, không đúng trọng tâm của bài học cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả tiết dạy của giáo viên, học tập của học sinh.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN