tailieunhanh - Giáo trình Xử lý tín hiệu số 2 - Phùng Trung Nghĩa, Đỗ Huy Khôi

Giáo trình Xử lý tín hiệu số 2 gồm 4 chương: Thiết kế bộ lọc số, ,Mã hóa băng con và lý thuyết Wavelet, Lọc số nhiều nhịp, Họ DSP thông dụng TMS320. Đây là tài liệu học tập của sinh viên, học viên chuyên ngành điện tử, viễn thông; cũng là tài liệu tham khảo của cán bộ, kỹ sư, giảng viên đang giảng dạy, làm việc trong ngành điện tử, viễn thông. | KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BỘ MÔN ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG PHÙNG TRUNG NGHĨA ĐỖ HUY KHÔI GIÁO TRÌNH XỬ LÝ TÍN HIỆU SỐ 2 NĂM 2008 CHƯƠNGI THIẾT KẾ BỘ LỌC SỐ Như chúng ta đã phân tích trong các chương của Xử lý tín hiệu I hầu hết các hệ thống LTI đều có chức năng của bộ lọc. Vì vậy vấn đề thiết kế bộ lọc số đóng vai trò quan trọng trong xử lý tín hiệu số. Có nhiều phương pháp thiết kế các bộ lọc số đã được đề xuất và ứng dụng trong thực tế. Chương này sẽ trình bày các phương pháp thiết kế cơ bản và ứng dụng của nó để thiết kế các bộ lọc khác nhau. . Thiết kế bộ lọc bằng cách đặt các cực và zeros trên mặt Đây là phương pháp thiết kế lọc số đơn giản và có thể áp dụng cho nhiều loại bộ lọc FIR cũng như IIR. Tuy nhiên để có một đáp ứng tần số theo ý muốn trong một số trường hợp ta cần phải thêm vào các cực hoặc zero theo thủ tục thử và sai. Như chúng ta biết vị trí của các cực và zeros trên mặt phẳng phức mô tả duy nhất hàm truyền đạt H z khi hệ thống có tính ổn định và nhân quả. Vì vậy nó cũng qui định đặc tính số của hệ thống. Phương pháp thiết kế mạch lọc số bằng cách đặt các cực và zeros trên mặt phẳng phức dựa trên nguyên lý cơ bản là đặt các cực tại các điểm gần vòng tròn đơn vị và ở các vị trí tương ứng với các tần số trong dải thông đặt các zeros ở các điểm tương ứng với các tần số trong dải triệt. Hơn nữa cần phải tuân theo các ràng buộc như sau 1. Tất cả các cực phải được đặt trong vòng tròn đơn vị để cho bộ lọc ổn định. Tuy nhiên các zeros có thể đặt ở vị trí bất kỳ trong mặt phẳng z. 2. Tất cả các cực và các zeros phức phải xuất hiện với các cặp liên hợp phức để các hệ số của bộ lọc có giá trị thực. Với một tập cực - zeros đã cho hàm truyền đạt H z của lọc có biểu thức M M ĨV IP1- 2-1 ------ G ----------- k ỉ k 0 Ở đây G là hằng số độ lợi gain constant nó được chọn để chuẩn hóa đáp ứng tần số. Ở một tần số xác định nào đó ký hiệu là 0 G được chọn sao cho H 0 1 Với 0 là tần số trong dải thông của bộ lọc. Thông thường N bậc của bộ lọc được chọn bằng hoặc lớn hơn

TỪ KHÓA LIÊN QUAN