tailieunhanh - Giải bài tập Vật lý 12 cơ bản - Chương 5: Sóng ánh sáng

Tài liệu tham khảo giải bài tập Vật lý 12 cơ bản - Chương 5: Sóng ánh sáng có bài giải kèm theo giúp học sinh ôn tập kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm bài tập đạt kết quả cao trong môn Vật lý 12 này nhé. | Chương V. SÓNG ÁNH SÁNG A @Sằw. NGUYÊN TÃC THÔNG TIN LIÊN LẠC BĂNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP_______________________________ 1. Trình bày thí nghiệm của Niu-tơn về sự tán sắc ánh sáng. Giải Bô trí thí nghiệm như hình vẽ. Trong đó gương G dùng để hắt ánh sáng Mặt Trời qua một khe hẹp F nằm ngang vào một buồng tối. Nhờ các hạt bụi nhỏ ta nhìn thấy vết của chùm sáng song song hẹp qua F. Đặt một màn M song song với F và cách F chừng một hai mét để hứng chùm sáng thì trên màn ta thấy một vệt sáng Fz màu trắng giông như khe F. Đặt lăng kính thủy tinh p giữa F và F1 cho cạnh khúc xạ song song với F sao cho chùm sáng rọi xiên vào mặt AB ta thấy vệt sáng F1 trên màn M bị dịch xuống phía đáy lăng kính đồng thời bị trải dài thành một dải sáng trong đó có bảy màu cơ bản lần lượt từ trên xuống dưới là đỏ da cam vàng lục lam chàm tím ranh giới giữa các màu không rõ rệt tức là màu nọ chuyển dần sang màu kia một cách liên tục. Dải sáng này gọi là quang phổ của ánh sáng Mặt Trời hay quang phổ của Mặt Trời. Ánh sáng Mặt Trời là ánh sáng trắng. Hiện tượng trên gọi là sự tán sắc ánh sáng gây ra bởi lăng kính P . 64 2. Trình bày thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc của Niu-tơn. Giải Trong thí nghiệm như hình trên rạch trên màn M một khe hẹp Fz song song với F và xê dịch màn M để đặt Fz vào đúng chỗ một màu màu vàng V chẳng hạn . Cho chùm sáng màu vàng lọt qua khe F7 đó khúc xạ qua một lăng kính pz giông hệt lăng kính p và hứng chùm tia ló trên một màn Mz. Kết quả là vệt sáng màu vàng tuy vẫn bị dịch chuyển về phía đáy của pz nhưng vẫn giữ nguyên màu vàng. Làm thí nghiệm với các màu khác kết quả vẫn như thế tức là chùm sáng có một màu nào đó tách ra từ quang phổ của Mặt Trời sau khi qua lăng kình pz chỉ bị lệch mà không bị đổi màu. Chùm sáng có tính chất như trên gọi là chùm sáng đơn sắc. Vậy ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính. 3. Trong thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc của Niu-tơn nếu ta bỏ màn M đi rồi đưa hai lăng kính lại gần nhau nhưng vẫn đặt ngược chiều nhau

TỪ KHÓA LIÊN QUAN