tailieunhanh - Luận án tiến sĩ thủy sản: Nghiên cứu quần thể vi khuẩn chuyển hóa đạm trong bùn đáy ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon)

Luận án tiến sĩ thủy sản: Nghiên cứu quần thể vi khuẩn chuyển hóa đạm trong bùn đáy ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon). luận án dưới đây. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ . . PHẠM THỊ TUYẾT NGÂN NGHIÊN CỨU QUẦN THỂ VI KHUẨN CHUYỂN HOÁ ĐẠM TRONG BÙN ĐÁY AO NUÔI TÔM SÚ Penaeus monodon Chuyên ngành Nuôi trồng Thủy sản nước Mặn Lợ Mã số 62 62 70 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ THỦY SẢN Cần Thơ 2012 i Công trình được hoàn thành tại Bộ môn Thủy Sinh học Ứng dụng Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ. Người hướng dẫn khoa học PGS. TS. Nguyễn Hữu Hiệp PGS. TS. Trương Quốc Phú Phản biện 1 TS. LƯU HỒNG MẪN Phản biện 2 TS. LÊ HỒNG PHƯỚC Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn cấp Nhà nước họp tại Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ. Vào lúc giờ ngày tháng năm 2012 Có thể tìm hiểu luận án tại - Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ - Thư viện Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ ii KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬN ÁN 1. Tính cấp thiết của đề tài Tôm sú Penaeus monodon là đối tượng nuôi tăng nhanh nhất trong hoạt động nuôi thủy sản trên thế giới. Sự phát triển nhanh của nghề nuôi tôm biển đã mang lại việc làm cho người dân và tạo nguồn thu nhập ngoại tệ của nhiều quốc gia. Tuy nhiên hệ lụy của tốc độ phát triển nuôi tôm công nghiệp đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường và dịch bệnh do vậy nghề nuôi tôm biển đã gặp những trở ngại lớn. Sản lượng tôm nuôi của nhiều quốc gia suy giảm ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế của nhiều dân cư. Để giải quyết vấn đề này chất hoá học và kháng sinh đã được sử dụng trong hoạt động nuôi tôm Gomez-Gil et al. 2000 Graslund và Bengtsson 2001 . Việc sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách đã dẫn đến sự kháng thuốc Weston 1996 . Mặt khác sản phẩm thủy sản xuất khẩu không đạt tiêu chuẩn do dư lượng thuốc kháng sinh thuốc bảo vệ thực vật và vi sinh vật gây bệnh Đặng Đình Kim và ctv. 2006 . Chính vì vậy giải pháp trong phòng trị bệnh đã và đang được đặt ra bao gồm việc quản lý bệnh địch hại tổng hợp Li 2008 đặc biệt là việc sử dụng các vi sinh vật hữu ích probiotic nhằm cải thiện môi trường nuôi và tăng năng suất vật nuôi. Đây là một giải pháp tích cực có nhiều triển .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN