tailieunhanh - Quy trình quản lý tổng hợp rệp sáp và một số sâu bệnh hại trên cà phê tại Tây Nguyên

Quy trình là kết quả nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật, trên cơ sở 3 năm thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng thực tế quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và một số giải pháp nông học để nâng cao năng suất cà phê bền vững ở Đăk Lăk”. II. Phạm vi và đối tượng áp dụng: Qui trình này được áp dụng cho các vùng sản xuất cà phê vối tại Tây Nguyên để phòng trừ rệp sáp và một số loài sâu bệnh hại khác trên cà phê vối. III. Nội dung. | g Quy trình quản lý tông hợp rệp sáp và một sô sâu bệnh hại trên cà phê tại Tây Nguyên I. Xuất xứ Quy trình là kết quả nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật trên cơ sở 3 năm thực hiện đề tài Nghiên cứu ứng dụng thực tế quản lý dịch hại tổng hợp IPM và một số giải pháp nông học để nâng cao năng suất cà phê bền vững ở Đăk Lăk . II. Phạm vi và đối tượng áp dụng Qui trình này được áp dụng cho các vùng sản xuất cà phê vối tại Tây Nguyên để phòng trừ rệp sáp và một số loài sâu bệnh hại khác trên cà phê vối. III. Nội dung qui trình 1. Biện pháp canh tác - Trồng cây đai rừng cây che bóng. Cây đai rừng Sử dụng cây muồng đen trồng 2 - 3 hàng xen kẽ với nhiều loại cây có chiều cao khác nhau vuông góc với hướng gió hoặc chếch một góc 600. Khoảng cách giữa các hàng cây đai rừng cách nhau 200 - 300 m. Cây che bóng chắn gió Thời kỳ kiến thiết cơ bản sử dụng các loại cây thuộc họ đậu như cây cốt khí cây đậu triều muồng hoa vàng. Vườn cà phê kinh doanh sử dụng một số loại cây như cây muồng đen cây keo dậu. - Biện pháp làm cỏ Tiến hành làm cỏ thường xuyên từ 5 - 6 lần năm đối với cà phê kiến thiết cơ bản và 3 - 4 lần năm đối với cà phê kinh doanh. - Biện pháp bón phân Phân hữu cơ mỗi ha bón từ 14 - 15 tấn phân chuồng hoai mục với thời gian bón 2 năm lần hoặc bón hàng năm. Phân hóa học bón 4 lần năm. Lần 1 bón phân vào giai đoạn tưới nước lần 2 tháng 2 với lượng 200 - 250 kg SA. Lần 2 bón phân vào tháng 5 với lượng 120 - 135 kg urê 105 - 120 kg kali và 450 - 550 kg .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN