tailieunhanh - Kỳ lạ chuông Vân Bản

Chuông Vân Bản đã chiếm giữ "ngôi vị" quả chuông cổ nhất Việt Nam suốt từ năm 1958 cho đến năm 1986 - khi chuông Thanh Mai (niên đại 798) được phát hiện và "soán ngôi". Hiện nay, hồng chung Vân Bản vẫn là quả chuông lâu đời thứ nhì ở nước ta, sau chuông Thanh Mai. Để hiểu rõ hơn về Chuông Vân Bản mời các bạn cùng tìm hiểu tài liệu. | Đến thời Lê, chùa Vân Bản lại được dân chúng cung thỉnh hạ sơn, làm chùa mới nhỏ hơn ở ven núi, gần khu vực bãi tắm một ngày nay. Sau khi chùa mới dựng xong, người dân Đồ Sơn lại một lần nữa mò tìm, trục vớt quả chuông cổ từ bến Đò Họng, đem về treo ở chùa cách đó không xa. Biết bao đời đều chung tâm nguyện quả chuông được yên vị, tồn tại cùng ngôi làng, sớm tối ngân vang nơi góc bể chân trời, để bà con dân chài có nơi nương tựa tâm linh. Nhưng không được bao lâu, chuông Vân Bản lại thêm một cuộc bể dâu chìm sâu trong lòng biển Đồ Sơn. Lý do cuộc lưu lạc lần này có nhiều suy đoán khác nhau. Có người cho rằng, chuông Vân Bản bị thất lạc từ thế kỷ XV do dân làng cất giấu nơi lòng biển cả để tránh cuộc tàn sát, vơ vét di sản văn hóa Đại Việt của giặc Minh. Và nhiều thế kỷ sau đó, mặc dù đất nước trở lại yên bình nhưng dân làng vẫn chưa tìm được chuông. Cũng có ý kiến cho rằng, chuông bị mất từ đầu thế kỷ XIX, do người dân giấu chuông xuống đáy biển để đối phó với việc phá chùa Tháp của Hoàng Cao Khải. Việc này được ghi rõ trong sách

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.