tailieunhanh - Phong trào làng mới Saemaul ở Hàn Quốc: Quá trình phát triển và thành tựu - Phạm Thị Oanh

Hoàn cảnh ra đời của Saemaul phong trào làng mới, khái niệm và tinh thần cơ bản của phong trào làng mới, quá trình phát triển, thành tựu, hạn chế của phong trào làng mới là những nội dung chính trong "Phong trào làng mới Saemaul ở Hàn Quốc: Quá trình phát triển và thành tựu". . | 104 Xã hội hoc thế giíi Xã hội học số 4 116 2011 PHONG TRÀO LÀNG MỚI SAEMAUL Ở HÀN QUỐC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THÀNH TỰU PHẠM THỊ OANH Cho đến những năm cuối thập kỷ 60 của thế kỷ XX nông thôn Hàn Quốc vẫn còn chìm trong lạc hậu đói nghèo và chậm phát triển vào bậc nhất Châu Á thế nhưng sự ra đời của Saemaul undong - Phong trào làng mới vào nửa đầu năm 1970- một mô hình phát triển nông thôn mang đậm phong cách Hàn Quốc không chỉ làm thay đổi hoàn toàn diện mạo nông thôn mà còn giúp cho nền kinh tế của quốc gia này cất cánh trước sự ngỡ ngàng của cả thế giới. 1. Hoàn cảnh ra đời của Saemaul undong-phong trào làng mới Thoát khỏi ách thống trị của đế quốc Nhật chưa được bao lâu Hàn Quốc lại bị tàn phá nặng nề cả về người và của bởi cuộc nội chiến 1950-1953. Một đất nước với nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp nhưng cho đến những năm 60 của thế kỷ XX nông thôn Hàn Quốc vẫn luẩn quẩn trong vòng đói nghèo lạc hậu. Toàn quốc có tới 70 dân số sống ở nông thôn trong đó có tới 80 sống trong nhà tranh chỉ 20 có điện chiếu sáng khoảng 50 làng xã đường xá chật hẹp phương tiện giao thông không thể đi lại quy mô sản xuất nhỏ với việc canh nông chủ yếu là trồng lúa kỹ thuật lạc hậu thiếu thốn phương tiện tưới tiêu thu nhập thấp lũ hụt hạn hán xảy ra thường xuyên do đồi núi bị tàn phá nặng nề. Mùa màng thất bát lương thực dự trữ không có nạn đói xảy ra triền miên đời sống kinh tế-xã hội hoàn toàn phụ thuộc vào sự viện trợ của Mỹ. Mùa nông nhàn không có việc làm người nông dân lại tìm đến rượu chè cờ bạc. Nguy hại hơn là tình trạng khủng hoảng ý thức người nông dân vô vọng phó mặc số phận thờ ơ với đời sống xã hội. Trẻ em thất học lấy việc lên rừng thay cho việc đến trường hằng ngày. Song song với việc triển khai kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1962-1966 kế hoạch 5 năm lần thứ hai 1967-1971 Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra một số biện pháp phát triển khu vực nông thôn nhưng hầu như không mang lại kết quả. Khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị ngày càng tăng đời sống của nông

TỪ KHÓA LIÊN QUAN