tailieunhanh - Vỏ sò nghìn năm ở Trường Sa thành 'siêu phẩm' Tùng Hạc

Xung quanh xuất xứ chiếc vỏ sò đặc biệt này, điêu khắc gia Bùi Quang Đông không giấu nổi xúc động khi nhớ lại những giây phút đầu tiên được chạm tay vào báu vật của biển. Đó là năm 2009, khi ông có mặt ở TP. Đà Lạt để tham dự một cuộc triển lãm cổ vật quy mô lớn. Ngay khi nghe giới thiệu về chiếc vỏ sò hóa thạch năm được trục vớt từ Trường Sa cập bến đất liền, ông đã nảy sinh lòng yêu mến. . | Xuất phát từ giá trị vật chất lẫn tinh thần của vỏ sò hóa thạch được mang về từ Trường Sa, ông Bùi Quang Đông quyết định sẽ thực hiện tác phẩm điêu khắc với tên gọi "Tùng Hạc" thể hiện khát vọng trường tồn dân tộc. Ông cho biết "Tùng là loài cây mọc trên những đỉnh núi cao chót vót, quanh năm khô cằn, thiếu dinh dưỡng. Cây thường mọc trên những mỏm núi chênh vênh, chịu nhiều sương gió, quanh năm phải đương đầu với bão tố, mưa giông nhưng vẫn hùng dũng vươn thẳng lên trời xanh. Bởi vậy người xưa xem Tùng là đại diện cho trăm cây, là biểu tượng cho sức sống bền bỉ, sự trường tồn và khí tiết của người quân tử. Ngoài ra, người xưa còn coi Tùng như một cây thiêng có khả năng trừ tà, đuổi ma, mang lại sự yên lành cho cuộc sống của con người. Còn hạc trong truyền thuyết là một loài chim tiên vừa tượng trưng cho sự trường thọ vừa thể hiện khí tiết thanh cao, không chịu cúi mình trước khó khăn, thử thách". Từ đó ông Đông cùng đồng nghiệp đã thực hiện tuyệt phẩm "Tùng Hạc" trên sò ngọc, vừa thể hiện khát vọng về sự trường tồn dân tộc vừa gửi gắm tình cảm của mình tới Trường Sa thân yêu.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.