tailieunhanh - Tài liệu tập huấn Chăm sóc và phát triển trẻ thơ: Phòng tránh tai nạn thương tích ở trẻ em

Tài liệu tập huấn Chăm sóc và phát triển trẻ thơ: Phòng tránh tai nạn thương tích ở trẻ em gồm có một số nội dung chính sau: Thương tích không chủ định, không chủ ý; thương tích có chủ định, có chủ ý; phòng tránh tai nạn giao thông cho trẻ em; phòng tránh đuối nước cho trẻ em; phòng tránh ngộ độc cho trẻ em;. . | DỰ ÁN CHĂM SÓC VÀ PHÁT TRIỂN TRẺ THƠ TẠI CỘNG ĐÔNG TỔNG CỤC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Ở TRẺ EM Hà Nội tháng 2 2012 Tài liệu tập huấn chăm sóc và phát triển trẻ thơ PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Ở TRẺ EM I. HAI LOẠI TAI NẠN THƯƠNG TÍCH I. Thương tích không chủ định không chủ ý Thương tích không chủ ý thường hiểu là tai nạn là hậu quả của tai nạn giao thông bị đuối nước bỏng và ngã. Thương tích không chủ ý cũng có thể do nghẹn hóc ngộ độc do bom mìn và các vật liệu nổ gây ra do côn trùng và súc vật cắn đốt . Hầu hết các thương tích không chủ ý đều có thể phòng tránh được. 2. Thương tích có chủ định có chủ ý Thương tích có chủ ý gây nên do sự chủ định của con người người chủ định gây thương tích cho người khác hoặc do bản thân người bị thương tích tự gây ra như Chiến tranh tự thương tự tử thương tật do bạo lực lạm dụng hoặc bị bỏ rơi. II. PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ EM 1. Phòng tránh tai nạn giao thông cho trẻ em Người chăm sóc trẻ cần chú ý - Trẻ em không đi xe đạp hàng ba. Không đùa nghịch đu bám tàu xe. Không đua xe không phóng nhanh vượt ẩu. - Không điều khiển xe sau khi uống bia rượu đồ uống có cồn. - Mọi người khi tham gia giao thông cần nghiêm chỉnh chấp hành luật an toàn giao thông đội mũ bảo hiểm cho trẻ em trên 6 tuổi khi đi xe máy. - Trẻ nhỏ khi qua đường cần có người lớn đi kèm. - Phải làm hàng rào cổng cửa chắn nếu nhà gần đường giao thông đặc biệt là nhà có trẻ Dự án chăm sóc và phát triển trẻ thơ tại cộng đồng Trang 2 Tài liệu tập huấn chăm sóc và phát triển trẻ thơ Hình 1 Không đá bóng dắt trâu hoặc chơi đùa dưới lòng đường Cách sơ cấp cứu - Khi trẻ bị tai nạn giao thông cần nhanh chóng sơ cứu cầm máu vết thương. - Nếu bị chấn thương vào đầu hoặc nghi ngờ có gãy xương cần cố định và bất động nạn nhân gọi người có chuyên môn y tế giúp đỡ sau đó nhanh chóng chuyển trẻ bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất. 2. Phòng tránh đuối nước cho trẻ em Trẻ nhỏ sức yếu nên rất dễ bị ngạt

TÀI LIỆU LIÊN QUAN