tailieunhanh - SKKN: Phương pháp dạy học Lịch sử qua kênh hình cho học sinh lớp 6
Học tập Lịch sử theo quan niệm hiện đại không phải là sự học thuộc, nạp vào trí nhớ của người học theo lối thầy đọc trò chép, thầy giảng trò nghe, học sinh học thuộc lòng theo thầy, theo sách giáo khoa mà là giúp học sinh tự tạo cho mình các hình ảnh Lịch sử, tự hình dung về Lịch sử đã diễn ra trong quá khứ. Vì thế, phương pháp phổ biến nhất để giáo viên có thể tạo ra trong nhận thức của học sinh những hình ảnh cụ thể, sinh động rõ nét về các nhân vật, sự kiện Lịch sử là việc sử dụng các tranh ảnh, bản đồ, lược đồ hoặc các hiện vật phục chế được trang bị trong nhà trường vào tiết dạy. Mời quý thầy cô cùng tham khảo sáng kiến Phương pháp dạy học Lịch sử qua kênh hình cho học sinh lớp 6. | SÁNG KIÉN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ QUA KÊNH HÌNH CHO HỌC SINH LỚP 6 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Chương trình lịch sử lớp 6 mở đầu cho việc dạy và học bộ môn Lịch sử cấp Trung học cơ sở. Chương trình này cũng mở đầu cho quá trình học tập lịch sử với tư cách là một môn khoa học của học sinh phổ thông. Nội dung của chương trình gồm phần đầu của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc. Học sinh Tiểu học mới vào lớp 6 vừa non yếu về khả năng tiếp thu những kiến thức khoa học vừa chưa quen với việc học tập một cách khoa học ở cấp Trung học cơ sở. Do vậy chắc chắn các em sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong nhận thức. Yêu cầu đổi mới phương pháp nâng cao tính chủ động của học sinh trong quá trình học tập càng làm phức tạp thêm những khó khăn nói trên. Hơn nữa phần đầu của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc là những phần xa xưa nhất trừu tượng nhất trong toàn bộ quá trình lịch sử nói chung. Điều này làm cho giáo viên và học sinh càng thêm lúng túng. Học tập Lịch sử theo quan niệm hiện đại không phải là sự học thuộc nạp vào trí nhớ của người học theo lối thầy đọc trò chép thầy giảng trò nghe học sinh học thuộc lòng theo thầy theo sách giáo khoa mà là Học sinh thông qua quá trình làm việc với sử liệu tự tạo cho mình các hình ảnh lịch sử tự hình dung về lịch sử đã diễn ra trong quá khứ. Ngay ở Tiểu học học sinh cũng cần phải được làm quen và học tập các thao tác trí tuệ trong hoạt động khoa học của các nhà sử học dù mức độ chỉ dừng ở lại ở các hình thức sơ đẳng nhất. Muốn được như vậy thì việc học lịch sử của học sinh phải được gắn liền với các hoạt động ngoài giờ như tham quan bảo tàng lịch sử các di tích để được tận mắt nhìn thấy sờ thấy hiện vật ở nhiều góc độ khác nhau. Từ đó các em sẽ hiểu được và nắm vững sâu hơn kiến thức lịch sử đã học ở trong chương trình sách giáo khoa. Tuy nhiên để tổ chức cho các em đi tìm hiểu thực tế bên ngoài nhà trường còn gặp nhiêù hạn chế về điều kiện địa lí kinh phí và thời gian nên rất khó thực hiện. Vì thế phương pháp phổ biến nhất để giáo viên
đang nạp các trang xem trước