tailieunhanh - SKKN: Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập môn GDCD

Đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung và đổi mới mới phương pháp giảng dạy môn GDCD nói riêng là một vấn đề không phải là mới. Đối với phương pháp dạy học lấy người thầy làm trung tâm đã dẫn đến kiểu học thụ động thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ từ đó hạn chế đến chất lượng và hiệu quả dạy học không đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Mời quý thầy cô cùng tham khảo sáng kiến Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập môn GDCD. | SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CựC CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG HọC Tập môn GDCD LỜI MỞ ĐẦU Đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung và đổi mới mới phương pháp giảng dạy môn Giáo dục công dân nói riêng là một vấn đề không phả i là mới. Nhưng để thực hiện triệt để mục tiêu đổi mới phương pháp giảng dạy của ngành đặt ra không phải là dễ. Vấn đề cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới hoạt động học tập tích cực chủ động sáng tạo chống lại thói quen học tập thụ động. Tức là đổi mới nội dung và hình thức hoạt động của giáo viên và học sinh đổi mới hình thức tổ chức dạy học. Bản thân tôi khi lựa chọn đề tài Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập môn GDCD đã vấp phải không ít khó khăn trong quá trình nghiên cứu và thực hiện. Phần vì kinh nghiệm giảng dạy của bản thân chưa nhiều đối tượng học sinh cơ sở vật chất và thiết bị dạy học còn nhiều hạn chế. Song bằng nỗ lực của bản thân qua đề tài này tôi muốn có cái nhìn mới về đổi mới phương pháp giảng dạy trong giảng dạy môn Giáo dục công dân trong nhà trường phổ thông. Từ đó đưa ra một số kết luận và khuyến nghị qua quá trình thực hiện với hi vọng rằng đề tài này là một tài liệu tham khảo có ý nghĩa đối với các đồng nghiệp đặc biệt là các đồng nghiệp trực tiếp giảng dạy môn GDCD. Tuy nhiên bản thân kinh nghiệm giảng dạy môn GDCD còn ít giảng dạy trong điều kiện cơ sở vật chất và đối tượng học sinh còn nhiều hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp và Lãnh đạo nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn PHẦN THỨ NHẤT MỞ ĐẦU 1. Lý do chon đề tài Đối với phương pháp dạy học lấy người thầy làm trung tâm đã dẫn đến kiểu học thụ động thiên về ghi nhớ ít chịu suy nghĩ từ đó hạn chế đến chất lượng và hiệu quả dạy học không đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Để khắc phục tình trạng đó thì cần phát huy tính tích cực chủ động của học sinh thông qua quá trình dạy học dưới sự chỉ đạo tổ chức của người giáo viên người học phải .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN