tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa Bắc Thơm 7 chịu mặn

Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa Bắc Thơm 7 chịu mặn nhằm nghiên cứu đánh giá và phát triển một số giống lúa chịu mặn có nguồn gốc nhập nội (từ IRRI, Ấn Độ) và trong nước được sử dụng trong nghiên cứu chọn tạo giống lúa; chọn giống hồi giao nhờ chỉ thị phân tử để chọn tạo giống lúa có khả năng chịu mặn cho một số vùng ven biển Đồng Bằng Sông Hồng. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐÒNG THỊ KIM CÚC NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ TRONG CHỌN TẠO GIỐNG LÚA BẮC THƠM 7 CHỊU MẶN Chuyên nghành Di truyền và Chọn giống cây trồng Mã số TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Hà Nội - 2014 Công trình được hoàn thành tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Người hướng dẫn khoa học Thầy hướng dẫn 1 Lê Huy Hàm Thầy hướng dẫn 2 TS. Lê Hùng Lĩnh Phản biện 1 Phản biện 2 Phản biện 3 Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước họp tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ ngày tháng năm 2014. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện 1. Thư viện Quốc gia 2. Thư viện viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Năng suất và sản lượng lúa luôn bị đe doạ bởi thiên tai sâu bệnh và các yếu tố môi trường. Trong đó yếu tố đáng chú ý là hiện tượng đất nhiễm mặn. Đất trồng trọt bị ảnh hưởng mặn ước tính khoảng 380 triệu ha chiếm 1 3 diện tích đất trồng trên toàn thế giới. Đất nhiễm mặn là một trong những yếu tố chính gây khó khăn cho chiến lược phát triển sản lượng lúa gạo và ảnh hưởng xa hơn là mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực sẽ khó hoàn thành. Do đó việc hạn chế mức độ gây hại của sự nhiễm mặn đến năng suất lúa gạo là một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu 124 . Để đáp ứng được yêu cầu này việc chọn tạo các giống lúa chịu mặn là rất cần thiết. Khai thác sự đa dạng tự nhiên về nguồn gen chịu mặn qua chọn lọc trực tiếp trong điều kiện mặn hoặc chọn lọc di truyền các tính trạng số lượng chọn lọc nhờ sự trợ giúp của các chỉ thị phân tử. Việc sử dụng chỉ thị phân tử có thể giúp xác định nhanh sự có mặt của gen chống chịu mặn giúp các nhà chọn giống chủ động trong việc chọn lựa các tổ hợp lai hiệu quả. Nhờ đó quá trình chọn tạo giống chống chịu mặn trở nên nhanh hiệu quả tiết kiệm thời gian công sức và tiền của. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành đề tài Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân trong chọn tạo giống

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.