tailieunhanh - Một góc nhìn khác về cuộc chiến thương hiệu

Nhạc sỹ Trần Long Ẩn hẳn sẽ rất ngạc nhiên nếu ông biết ca từ trong nhạc phẩm “Một đời người một rừng cây” của mình: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai” lại ứng với triết lý kinh doanh của nhiều doanh nghiệp ngày nay. | Một góc nhìn khác về cuộc chiến thương hiệu Nhạc sỹ Trần Long Ẩn hẳn sẽ rất ngạc nhiên nếu ông biết ca từ trong nhạc phẩm Một đời người một rừng cây của mình Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng gian khổ sẽ dành phần ai lại ứng với triết lý kinh doanh của nhiều doanh nghiệp ngày nay. Báo chọn phần dễ về mình Báo chí dạo này nói nhiều đến sự biến mất của các thương hiệu Việt Nam ngay tại thị trường nội địa. Thực ra cuộc chiến khốc liệt trên thương trường đã diễn ra từ nhiều năm trước với sự khai hỏa của đám thợ săn đa quốc gia. Khi Tập đoàn Unilever Hà Lan đặt chân vào Việt Nam năm 1995 họ đã đưa thương hiệu kem đánh răng P S của Việt Nam vào tầm ngắm. Những năm 1990 P S và Dạ Lan là hai tên tuổi nổi tiếng và đáng tự hào nhất do các doanh nhân Việt mang nặng đẻ đau sinh ra. Lúc đầu Unilever chơi bài thành lập liên doanh với P S để cùng hợp tác khai thác nhãn hiệu này chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu . Khi nắm được con mồi kẻ đi săn không cần nấp trong lùm cây nữa mà công khai ý đồ thôn tính bằng chiêu bài hiểm làm cho liên doanh lỗ đến nỗi đối tác nội chịu không nổi và phải tự rút. Cây gậy mà họ sử dụng là đề nghị liên doanh thay vỏ kem đánh răng P S bằng nhôm trước đó sang nguyên liệu nhựa. Phía Công ty Hóa phẩm P S biết rõ mưu đồ này song không làm gì được vì không thể chạy đua vũ trang . Kết cục Unilever sở hữu nhãn hiệu P S của Việt Nam. Tương tự năm 1995 Công ty Colgate Palmolive Mỹ ngỏ ý muốn hợp tác liên doanh với Công ty Sơn Hải - chủ nhãn hiệu kem đánh răng Dạ Lan. Vẫn bài cũ sau khi các thủ tục chuyển nhượng và thành lập liên doanh hoàn thành việc sản xuất kinh doanh của Dạ Lan dần chìm sâu vào thua lỗ. Năm 1998 Tổng Giám đốc Sơn Hải là ông Trịnh Thành Nhơn dù đau đớn nhưng cũng phải ngậm ngùi bán nốt 30 cổ phần trong liên doanh cho đối tác Mỹ do không trụ nổi với tình trạng liên doanh thua lỗ triền miên. Sẽ có người lật ngược vấn đề lợi nhuận là mục tiêu lớn nhất của những tập đoàn này. Việc họ đi mua lại đối tác Việt Nam thông qua đàm phán thỏa thuận chẳng có

TỪ KHÓA LIÊN QUAN