tailieunhanh - SKKN: Tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo “Khám phá khoa học”

Ở trường mầm non trẻ không chỉ được chăm sóc mà trẻ còn được làm quen nhiều hoạt động khác nhau, trong đó hoạt động: “Khám phá khoa học” có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nhận thức cho trẻ. Như chúng ta đã biết trẻ em có nhu cầu rất lớn trong việc tiếp xúc và nhận thức thế giới xung quanh. Trẻ nhỏ nào cũng rất say mê với những trò đuổi bướm, bắt ve, hái hoa. Trẻ thích ngắm nhìn trời đất, nhìn mây bay,nhìn những giọt mưa rơi tí tách. Mời quý thầy cô cùng tham khảo sáng kiến Tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo “khám phá khoa học”. | SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO KHÁM PHÁ KHOA HỌC I PHẦN MỞ ĐẦU A Lý do chọn đề tài 1 Lý do khách quan Theo kết quả nghiên cứu của ngành giáo dục thì mầm non là bậc học quan trọng nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân là cơ sở hình thành tính cách ban đầu cho trẻ. Ở trường mầm non trẻ không chỉ được chăm sóc mà trẻ còn được làm quen nhiều hoạt động khác nhau trong đó hoạt động Khám phá khoa học có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nhận thức cho trẻ. Như chúng ta đã biết trẻ em có nhu cầu rất lớn trong việc tiếp xúc và nhận thức thế giới xung quanh. Trẻ nhỏ nào cũng rất say mê với những trò đuổ i bướm bắt ve hái hoa. Trẻ thích ngắm nhìn trời đất nhìn mây bay nhìn những giọt mưa rơi tí tách . Những lúc ấy trong đầu trẻ có bao nhiêu điều thắc mắc. Tại sao lại có mưa Mưa từ đâu rơi xuống Cây xanh có từ đâu Vì sao nó sống được Mây từ đâu bay đến và sẽ bay về đâu Tối nó có đi ngủ không như mình không . Trẻ em sinh ra đã có tính tò mò ham hiểu biết điều đó thôi thúc trẻ tích cực hoạt động phát triển óc tìm tòi ham hiểu biết của vậy hoạt động khám phá khoa học là một trong những nội dung cơ bản của chương trình mầm non mới nó chiếm vị trí quan trọng cho việc tổ chức cho trẻ tính tích cực khám phá hình thành củng cố và phát triển những tri thức cơ bản về tính chất nguyên liệu của đối tượng mà mình muốn tìm hiểu nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức và mở rộng cho trẻ về Cảm giác tri giác tư duy tưởng tượng. Các năng lực hoạt động trí tuệ như quan sát phân tích tổng hợp so sánh khái quát hoá suy luận. Từ trước đến nay trong trường Mầm Non vẫn dạy trẻ Tìm hiểu môi trường xung quanh Hoặc làm quen với môi trường xung quanh . Trong thực tế nhiều giáo viên thường chú trọng cho trẻ tìm hiểu bề ngoài của các đối tượng đa số trẻ chỉ được hỏi và trả lời ít khi cho trẻ sờ mó nếm các đồ vật mà trẻ được thí nghiệm. Giáo viên ít đưa ra câu hỏi mở khích thích sự tìm tòi khám phá của trẻ chính vì vậy trẻ có ít trải nghiệm ít có điều kiện để giải quyết vấn

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.