tailieunhanh - SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở tiểu học

Thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhà trường có điều kiện phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, mở ra khả năng thuận lợi để gắn học với hành, nhà trường với xã hội, giúp học sinh hình thành thái độ, rèn luyện hành vi, kĩ năng sống để trở thành người công dân có ích. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến Một số biện pháp chỉ đạo các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở tiểu học. | 3Ù SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP ở tiêu học Một sô biện pháp chỉ đạo các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở tiểu học A. NHẬN THỨC CŨ - GIẢI PHÁP CŨ thức cũ Trong guồng quay chung của đổi mới chương trình sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp NGLL cũng đã được nhìn nhận và chỉ đạo thực hiện một cách đúng đắn nhằm thực hiện tốt mục tiêu của giáo dục tiểu học. Một thực tế cho thấy trước đây vấn đề tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được đặt ra thường xuyên nhưng để đạt hiệu quả cao thì vẫn còn nhiều vấn đề cần phải đề cập tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp thường gặp phải những khó khăn sau - Việc xác định mục tiêu phương hướng nội dung hoạt động thì có nhưng việc thực hiện các hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thì đa số trường học bậc học chưa thực sự tốt . Việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp thường gặp phải những khó khăn sau - Về phía phụ huynh Họ quan niệm con mình chỉ cần giỏi Toán giỏi Tiếng Việt để thi và đậu học sinh giỏi đạt thành tích cao trong học tập là đủ. Những hoạt động NGLL chỉ là hoạt động phụ môn phụ không cần thiết cho con em phải tham gia giành thời gian đó để làm một số bài toán Tiếng Việt hoặc nghỉ ngơi. - Về phía giáo viên trường Do nội dung cụ thể cho hoạt động NGLL cũng như biện pháp thực hiện chưa tường minh các tài liệu tham khảo không nhiều nên giáo viên còn ngại khó ngại khổ sợ mất thời gian chưa dám tin vào học sinh cho rằng các em còn nhỏ chưa hiểu vấn đề. Hơn nữa một số giáo viên chưa có kinh nghiệm kỹ năng trong tổ chức chưa thực sự coi trọng hoạt động giáo dục NGLL nên cũng chưa đầu tư nghiên cứu để vận dụng sáng tạo linh hoạt các hình thức hoạt động giáo dục NGLL. Nhà trường trong việc đánh giá chất lượng còn thiên về chất lượng các môn học còn xem nhẹ về hoạt động NGLL. Như vậy có thể khẳng định rằng trong nhận thức của giáo viên phụ huynh học sinh và trong cách chỉ đạo của nhà trường chưa thực sự .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN