tailieunhanh - SKKN: Một số biện pháp thực hiện xã hội hóa GDMN tại trường mầm non Nắng Ma

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ. Trẻ được tiếp cận với giáo dục mầm non càng sớm, càng thúc đẩy quá trình học tập và phát triển của các giai đoạn tiếp theo. Mời quý thầy cô cùng tham khảo sáng kiến"Một số biện pháp thực hiện xã hội hóa Giáo dục mầm non tại trường mầm non Nắng Ma". | SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC MẦM NON TẠI TRƯỜNG MẦM NON NẮNG MA W WWÌ A. PHẦN MỞ ĐẦU DO ĐỀ XUẤT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Giáo dục học mầm non GDMN là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Cùng với sự phát triển của sự nghiệp giáo dục cả nước thì GDMN đã và đang có những bước chuyển biến đáng kể Quy mô trường lớp được củng cố và mở rộng thu hút trẻ trong độ tuổi mầm non được chăm sóc giáo dục ở trường ngày càng đông. Có được kết quả bước đầu là nhờ một phần vận dụng đúng đắn chủ trương xã hội XHHGDMN. XHHGD là chủ trương quan trọng mang tính chiến lược nhằm huy động nguồn lực của xã hội để phát triển sự nghiệp giáo dục huy động toàn dân đóng gúp nhân lực vật lực tài lực làm cho giáo dục ngày càng phát triển hơn. Tại cuộc gặp gỡ với lãnh đạo và cán bộ Bộ Giáo dục Đào tạo ngày 26 tháng 4 năm 2002 đồng chí Nông Đức Mạnh - Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Giáo dục cũng như các mặt công tác cách mạng khác phải huy động bằng được sự tham gia của nhân dân. Nhà trường của ta phải gắn bó với cha mẹ học sinh sinh viên phải gắn bó với cộng đồng với xã hội phải thể hiện được tư tưởng của nhân dân do dân vì dân. Chỉ có như vậy nhân dân mới chăm lo cho nhà trường và mới huy động được nhân dân đúng gúp trí tuệ công sức tiền của để phát triển giáo dục . Theo Luật giáo dục công tác quản lý chỉ đạo phát triển GDMN cần phải gắn bó với công tác vận động xã hội mới đem lại hiệu quả cao. Tính phong trào là đặc điểm riêng và là quy luật phát triển của GDMN vì vậy phải phối hợp giữa các ban ngành và toàn thể xã hội thì mới phát triển được bậc học này. Phường Lê Lợi thuộc phía Nam thị xã Kon Tum được thành lập năm 1998. Từ khi thành lập đến nay phường Lê Lợi đó có những bước chuyển biến đáng kể về kinh tế văn hoá - xã hội. Tuy nhiên so với cỏc phường thuộc thị xã Kon Tum thì Lê Lợi vẫn là một phường phát triển chậm đời sống nhân dân còn nghèo nhất là ở hai làng đồng bào dân tộc .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN