tailieunhanh - Kỹ Thuật Nuôi Nai, Hươu

Việt Nam chỉ có 2 loài hươu: Hươu sao (Cervus nippon) phân bố từ Quảng Bình trở ra, nhưng hầu như ở trạng thái tự nhiên đã bị tuyệt chủng, mà chỉ còn ở trạng thái nuôi dưỡng. Hươu đỏ (Cervus porinus) còn phát hiện ở các tỉnh Tây Nguyên, nhưng rất hiếm. Nai (Cervus unicolor) phân bố rộng trên cả nước nhưng số lượng cá thể ngày nay cũng còn ít. Nai cà toong (Cervus eldi) cũng là loài hiếm và chỉ gặp ở các tỉnh miền núi phía Nam | I ft ft ft ft ft ft ft ft ft ft I I I I I I I ft Kỹ Thuật Nuôi Nai Hươu ft I ft ft ft ft ft ft ft ft ft ft ft ft ft ft ft ft ft Việt Nam chỉ có 2 loài hươu Hươu sao Cervus nippon phân bố từ Quảng Bình trở ra nhưng hầu như ở trạng thái tự nhiên đã bị tuyệt chủng mà chỉ còn ở trạng thái nuôi dưỡng. Hươu đỏ Cervus porinus còn phát hiện ở các tỉnh Tây Nguyên nhưng rất hiếm. Nai Cervus unicolor phân bố rộng trên cả nước nhưng số lượng cá thể ngày nay cũng còn ít. Nai cà toong Cervus eldi cũng là loài hiếm và chỉ gặp ở các tỉnh miền núi phía Nam. Các loài trên cùng một giống Cervus trong họ Sừng đặc Cervidae trong họ này còn có loài hoẵng Muntiacus muntijak phân bố rộng hơn và số lượng cá thể cũng nhiều hơn. Giá trị của nhóm thú nói trên Thịt ngon và bo xương và gạc sừng già nấu cao cao ban long là dược liệu quí tỷ xương và dịch hoàn ăn có tác dụng ích tinh trợ dương nhưng quí nhất là cặp nhung tức sừng non Nó là vị thuốc bổ hảo hạng. Hươu đã được thuần hoá ở nhiều nơi trên thế giới ở Việt Nam hươu sao cũng đã được nuôi khoảng 1 thế kỷ nay đầu tiên ở vùng Hương Sơn - Hà Tĩnh và Quỳnh Lưu - Nghệ An nay đã phát triển ra nhiều nơi. Tuổi thọ của hươu sao khoảng 30 năm và sinh lợi khoảng 20 - 25 năm. Con cái mỗi năm đẻ một lứa thông thường mỗi lứa đẻ một con con đực mỗi năm cắt được một hoặc hai cặp nhung. I. Cách làm chuồng Mặc dù hươu sao đã được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ nhưng tính nhát người vẫn còn mạnh nên không thể thả lỏng như dê bò mà phải có chuồng nhốt. 1. Chuồng nhốt hẹp Theo kinh nghiệm của nhân dân Hà Tĩnh Nghệ An chuồng làm có hình vuông hoặc hình chữ nhật làm trên nền đắp cao. Nhân dân thường tích phân lại trong chuồng khoảng 6 tháng mới lấy ra một lần. Vì vậy đáy chuồng được đào sâu xuống khoảng 30 - 40 cm và thường xuyên đo tro trấu làm cho phân và nền chuồng luôn được khô. Thành chuồng làm bằng gỗ cột vuông mỗi cạnh khoảng 18 x 20 cm hoặc cột tròn đường kính 20 - 22 cm Gỗ làm xà và thành chuồng kích thước 4 x 13 cm gỗ tròn thì đường kính khoảng 10 cm. .