tailieunhanh - Ebook Kinh tế, pháp luật về đầu tư quốc tế và những vấn đề đặt ra với Việt Nam khi gia nhập WTO (sách chuyên khảo): Phần 2

Nối tiếp nội dung của phần 1 cuốn sách "Kinh tế, pháp luật về đầu tư quốc tế và những vấn đề đặt ra với Việt Nam khi gia nhập WTO (sách chuyên khảo)", phần 2 giới thiệu tới người đọc các liên kết quốc tế liên quan đến đầu tư, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. . | CHƯƠNG V CÁC LIÊN KẾT QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU Tư I. TRUNG TÂM GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP ĐẨU Tư QUỐC TẾ THE INTERNATIONAL CENTER FOR THE SETTLEMENT OF INVESTMENT DISPUTES-ICSID Trung tâm quốc tế về giải quyết tranh chấp đầu tư được thành lập năm 1965 trên cơ sỏ Công ước quốc tế về Giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các nước với kiều dân của các nưốc khác Công ước này được ký ngày 18 tháng 3 năm 1965 tạí Washington Hoa Kỳ do Ngân hàng thế giới bảo trợ và có hiệu lực từ 14 tháng 10 năm 1966 được gọi tắt là Công ước Washington . Trung tâm quốc tế vể giải quyết tranh chấp đầu tư bắt đầu đi vào hoạt động năm 1966. Là một tổ chức quốc tế độc lập nhưng Trung tâm quốc tế về giải quyết tranh chấp đầu tư có mối quan hệ chặt chẽ với Ngân hàng thế giới. Tất cả các thành viên của Trung tâm quổc tế về giải quyết tranh chấp đầu tư đều là thành viên của Ngân hàng thế giới. Trụ sỏ của Trung tâm quốc tế về giải quyết tranh chấp đầu tư đặt tại trụ sở chính của Ngân hàng Tái thiết 169 và Phát triển Quổc tê tại Washington. Mục đích của Trung tâm quốc tế về giải quyết tranh chấp đầu tư là khuyến khích đầu tư tư nhân ở các nước chưa phát triển nơi mà nhiều doanh nhân đã có sự miễn cưỡng khỉ tham gia tiến hành đầu tư do lo ngại về những bất ổn về chính trị xã hội sẽ làm cho vốn đầu tư của họ có nguy cơ bị quốc hữu hoá. Để khắc phục những lo ngại đó Ngân hàng thế giới đã dự thảo Công ước về giải quyết tranh chấp giữa các Nhà nước và kiều dân của các Nhà nưốc khác và qua đó đã tạo ra Trung tâm quốc tế về giải quyết tranh chấp đầu tư. Sô nưỏc thành viên của ICSID hiện nay lên đến 139O . Về cơ cấu tổ chức Trung tâm quôc tế về giải quyết tranh chấp đầu tư có Hội đồng quản trị Ban Thư ký Tiểu ban Trọng tài và Tiểu ban hoà giải. Hội đồng quản trị gồm các thành viên đại diện cho tất cả các quôc gia ký kết Công ước Washington nàm 1965. Hội đồng quản trị do Chủ tịch Ngân hàng thê giới đứng đầu. Một Ưỷ viên dự khuyết có thể hành động với tư cách là đại diện nếu Ưỷ viên chính thức vắng mặt hoặc bận .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN