tailieunhanh - Danh họa Nguyễn Tư Nghiêm và tranh vẽ rắn
Xuân Quý Tỵ năm nay (2013), danh họa Nguyễn Tư Nghiêm bước sang tuổi 92. Trong nhóm “Tứ kiệt Hội họa Việt Nam”, các danh họa Sáng – Liên – Phái đều đã đi xa, chỉ còn lại Nguyễn Tư Nghiêm. Ông cũng là một trong những họa sĩ Việt Nam có “tuổi đời trường thọ”. Trải qua hơn 70 năm cầm cọ, Nguyễn Tư Nghiêm đã sáng tác hàng ngàn bức tranh, trong đó có nhiều tác phẩm giá trị. Nhiều tác phẩm của Nguyễn Tư Nghiêm đã được trao tặng những giải thưởng lớn | Nguyễn Tư Nghiêm sinh ngày tại Nam Trung - Thọ Xuân - Nghệ An, trong một gia đình khoa bảng. Thân phụ của họa sĩ là cụ Nguyễn Tư Tái, đậu Phó bảng (cùng khoa với cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Hồ Chủ tịch), ra làm quan thời nhà Nguyễn một thời gian rồi “cáo quan” về quê “ở ẩn”. Cụ cũng là người được nhân dân tôn làm Thành Hoàng làng vì có công lập nên ấp Lạc Lâm Vì vậy, ngay từ thuở thiếu thời, Nguyễn Tư Nghiêm đã học rất giỏi và tỏ rõ một năng khiếu hội họa. Theo đó, ngay từ khi còn học ở Trường Trung học Gia Long, người thầy dạy vẽ của Nguyễn Tư Nghiêm đã phải lắc đầu vì “hết vốn”. Năm 1941, chàng trai “nhà quê Xứ Nghệ” Nguyễn Tư Nghiêm đã quyết định “lều chõng” ra Hà Nội thi vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương – một trường mà có những danh họa thi 8-9 lần mới đậu. Và, cùng với danh họa Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm đã thi đậu và trở thành sinh viên khóa XV (1941-1945) của trường Điều đáng nói, mới học năm thứ 3, Nguyễn Tư Nghiêm đã nổi tiếng khi đoạt Giải Nhất tại Triển lãm Duy nhất (Salon Unique) năm 1944, với tác phẩm tranh sơn dầu “Người gác Văn Miếu”. Đây là tác phẩm từng là “chấn động” giới mỹ thuật đương thời về sự độc đáo trong sử dụng bút pháp và chất liệu sơn dầu
đang nạp các trang xem trước