I. Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
1. Mở bài
a. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
- Mỗi người yêu văn Tô Hoài từ trong tiềm thức của mình, nhắc đến Tô Hoài trước Cách mạng tháng Tám, ta không thể không nhác đến tác phẩm Dế mèn phiêu lưu kí. Sau cách mạng, ông lại nổi lên với tập Truyện Tây Bắc với ba truyện tiêu biểu đó là Vợ chồng A Phủ, Cứu đất cứu Mường và Mường Giơn giải phóng". Trong đó, Vợ chồng A Phù là linh hồn của cả tập truyện.
- Những năm gần đây người ta lại xôn xao nhắc đến ông với tác phẩm Cát bụi chân ai và tiểu thuyết Ba người khác. Đến nay Vợ chồng A Phủ vẫn là mốc thách thức với chính nhà văn Tô Hoài. Tác phẩm được Giải thường văn nghệ năm 1954 - 1955 và được đưa vào trong chương trình giảng dạy như là một trong những kiệt tác của Tô Hoài.
- Linh hồn của tác phẩm là nhân vật Mị - biểu tượng của người nông dân sau Cách mạng tháng Tám. được Tô Hoài xây dựng vô cùng chân thực sống động. Toàn bộ bức chân dung ấy được Tô Hoài vẽ lên bằng ngòi bút giàu lòng nhân ái của một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy. Văn hào Nga Chekhov đã từng nói: Một người nghệ sĩ chân chỉnh phái là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy. Tô Hoài là một nhà vãn như vậy.
b. Dẫn dắt vào giá trị nhân đạo
- Đối với một tác phẩm văn học chân chính, giá trị nhân đạo chính là giá trị nhân văn của tác phẩm. Nói như Nam Cao, đó phải là một cái gì đó vừa đau đớn vừa phấn khởi. Nó ca ngợi tình thương, lòng bác ái, sự công bình, nó làm người gần người hơn. Còn theo như Thạch Lam: văn chương phải là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực; nó làm trong sạch lòng người, làm thay đoi một cái thế giới tàn ác và gia tạo.
- Để có được những áng văn như vậy. nhà văn phải đứng trong lao khổ mở lòng mình ra đón lấy tiếng vang động của cuộc đời hay nói như Tố Hữu: Nhà thơ phái là những con ong hút nhụy từ những bông hoa của cuộc sống. Không có sự cần mẫn của con ong. nhụy hoa không thể trở thành mật ngọt.
c. Nêu nhiệm vụ nghị luận
- Điều này được thể hiện rõ trong Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài, một tác phẩm chứa chan tính nhân vãn, nhân đạo.
2. Thân bài
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Vợ chồng A Phủ là tác phẩm hay nhất trong tập truyện Truyện Tây Bắc của Tô Hoài. Truyện đã diễn tả quá trình giác ngộ và vùng dậy chống phong kiến và đế quốc của các dân tộc Tây Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Vợ chồng A Phù cũng là kết quả của một quá trình chuyển biến đến độ chín muồi của tư tưởng và tình cảm nhà văn. Tình cảm của tác giả đã quyện lẫn với tình cảm của dân tộc anh em một cách chan hòa tự nhiên, đó là tấm lòng biết on, thủy chung, tình nghĩa đối với các vùng du kích đã tiếp tể che chở cho cán bộ, bộ đội hoạt động ở vùng địch hậu Tây Bắc.
b. Khải niệm giá trị nhân đạo
- Giá trị nhân đạo là giá trị cơ bản của tác phẩm văn học chân chính. Nó được tạo nên bởi niềm cảm thông, chia sẻ đổi với nồi đau của con người, sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ. Chủ nghĩa nhân đạo mới không chỉ yêu thương, đồng cảm với những nỗi khổ của con người mà còn hướng tới nhàm giải phóng cho con người khỏi mọi xiềng xích, áp bức, khổ đau và tạo điều kiện cho họ trở thành những con người tự do, con người làm chủ, chiến đấu chống lại mọi thế lực bạo tàn để xây dựng cuộc sống hạnh phúc của mình.
- Đối với tác phẩm Vợ chồng A Phủ. giá trị nhân đạo được thể hiện ngay từ đề tài, chủ đề của tác phẩm. Ngay nhan đề Vợ chồng A Phù, tác giả đã thể hiện tư tưởng cốt lõi. chủ đạo của truyện. Đọc nhan đề, ta có thể hình dung ra ngay cuộc đời của một đối vợ chồng người Mèo vùng núi trước Cách mạng tháng Tám, chịu bóc lột dưới ách thống trị của bọn phong kiến, thực dân đồng thời ca ngợi sự đổi đời của họ khi cách mạng về.
c. Các biểu hiện của giá trị nhân đạo
- Tư tưởng nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ trước hết được toát lên từ niềm cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh, bị mất quyền sống của người lao động miền núi, mà tiêu biểu là Mị và A Phủ.
- Mị vốn là một cô gái xinh đẹp mang trong mình biết bao phẩm chất cao quý. Thế mà. kể từ khi bước chân về làm con dâu trừ nợ, thực chất là nô lệ không công cho nhà thống lí Pá Tra, dưới mấy tầng áp bức của cường quyền, thần quyền và hủ tục phong kiến miền núi, Mị phải sống một chuồi ngày đau thương, tủi nhục, tăm tối.
+ Mị không chỉ bị hành hạ về thể xác mà còn bị đày đọa về tinh thần. Mị bị đối xử như con vật, thậm chí không bằng con vật: Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, tưởng mình là con ngựa, là con ngựa phải tới ở các tàu ngựa nhà này đến tàu ngựa nhà khác, ngựa chi biết ăn cỏ, biết làm mà thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi gì nữa... Con trâu, con ngựa làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cà ngày lẫn đêm.
+ Sự đau khổ tủi cực đã cướp đi mất tuổi xuân của Mị. biến cô trở thành một kẻ cam chịu. Cô gái Mèo trẻ đẹp. tài hoa, giàu lòng yêu đời thuở nào giờ gần như đã chết, chỉ còn là người đàn bà thân xác héo khô, tâm hồn lạnh lẽo, trổng vắng. MỊ ngày càng không nói. Mị mất hết cảm giác thời gian: không dĩ vãng, không hiện tại, không tương lai. Cuộc đời Mị chỉ còn thu nhỏ lại qua cái "lỗ vuông” của chiếc cửa sổ bằng bàn tay - trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị gần như tê liệt sức sống, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. —> Bằng những chi tiết chân thực gợi cảm như thế. Tô Hoài đã làm cho bức tranh hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm càng thêm sinh động, vừa có chiều rộng, vừa có chiều sâu.
+ Chính cái hành động Mị cởi trói cho A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài đến với tiếng gọi của cách mạng là một mốc thách thức với chính Tô Hoài. Có thể khẳng định với chi tiết này, Tô Hoài đã vượt qua được Chí Phèo của Nam Cao, Vợ chồng A Phủ được trao giải thưởng. Nhờ có sự kiện này mà Vợ chồng A Phủ trờ thành một tác phẩm bản lề trên diễn đàn văn chương. Nó khép lại những hạn chế của dòng văn học hiện thực phê phán một thời. Nó mở ra hướng đi mới của văn học thời kì kháng chiến: những người nông dân giác ngộ cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tùng nói: Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Tô Hoài thực sự là người chiến sĩ đi đầu trên mặt trận văn chương.
-Sự xuất hiện của nhân vật chính - A Phủ - cũng bị bắt làm con ở trừ nợ đã làm hoàn chỉnh thêm bức tranh hiện thực, giá trị tổ cáo và nội dung nhân đạo của tác phẩm.
+ A Phù là một chàng trai khoẻ mạnh, gan góc, yêu chính nghĩa, vốn không nợ nần gì nhà thống lí Pá Tra, lại lao động giỏi, sổng phóng khoáng tự do như con chim trời giữa núi rừng Tây Bắc, vậy mà cuối cùng cũng không thoát khỏi ách áp bức của bọn chúa đất phong kiên, phải rơi vào thân phận kẻ nô lệ suốt đời trong nhà thống lí Pá Tra.
+ Chì vì dám đánh lại con quan là A Sử trong việc phá đám chơi ngày tết mà A Phủ bị bắt về làm đứa ở gạt nợ. làm con trâu, con ngựa cho nhà thống lí. Cũng như Mị, những ngày sông ở nhà Pá Tra. A Phủ phải chịu biết bao sự đọa đày nhục hình cả thể xác lẫn tinh thần. A Phủ gần như tê liệt hết sức phản kháng. Anh đã từng phải ngồi im như tượng đá đê chịu đòn và phải bất lực để cho những dòng nước mắt chảy dài trong những đêm bị trói đứng trong góc nhà. thần chết dường như đã vẽ những nét đen ngòm trên hai hõm má xám đen lại vì tuyệt vọng và đau khổ của A Phủ. —> Nếu không có một sự đồng cảm lạ lùng giữa Tô Hoài và cuộc đời của những Mị, những A Phủ, những con người Tây Bắc yêu thương, nhà văn đã không thể nào xây dựng thành công số phận khổ đau của nhân vật đến như vậy.
- Giá trị nhân đạo thấm thìa trong Vợ chồng A Phủ còn toát lên từ sự tố cáo gay gắt thế lực thực dân phong kiến cùng bọn chúa đất thổ ty.
+ Điển hình cho thế lực đối lập, chà đạp lên cuộc sống con người là cha con thống lí Pá Tra. Chúng đã lợi dụng sức mạnh cường quyền, thần quyền, hu tục để biến người lao động thành nô lệ không công và đối xử với họ lạnh lùng, tàn nhẫn như đối xử với con vật.
+ Có biết bao nhiêu người phụ nữ. thanh niên như Mị và A Phủ đã bị biến thành công cụ lao động, sống đời sống con trâu, con ngựa trong nhà thống lí? Có biết bao nhiêu người đã bị trói đứng, thậm chí trói cho đến chết ở nhà Pá Tra? Chủng ta không thể biết con số cụ thể. nhưng qua số phận Mị và A Phủ, người đọc vẫn cảm nhận, căm ghét sự tàn bạo, vô lương tri của bọn cường hào miền núi.
- Bên cạnh thái độ cảm thông, chia sẻ và lên án, tố cáo, Vợ chồng A Phủ còn là một bài ca ca ngợi nhữnng nét phẩm chất tốt đẹp của người lao động, đặt niềm tin, sự trân trọng, nâng niu đối với khát vọng tốt đẹp của những con người bị đày đọa, đau khổ. Đó là sự kế tục chủ nghĩa nhân đạo truyền thống, đồng thời phát triển lên một mức cao hơn.
+ Người đọc không chỉ thương một cô MỊ khốn khổ, bị đọa đày, mà còn yêu một cô Mị tài hoa, ham sổng, giàu lòng hiếu thảo, đức hi sinh và tinh thần vật lộn, đấu tranh để vượt lên hoàn cảnh. Điểu kì lạ là dẫu trong cùng cực đến thế, mọi thế lực tội ác cũng không giết được sức Sống con người. Lay lắt, đói khô, nhục nhã, Mị vẫn sổng âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt (Tô Hoài). Ách thống trị của cường quyền, thần quyền, hù tục đã không giết hẳn hình ảnh người con gái tài hoa. yêu đời trong Mị. Dưới đống tro tàn của hiện tại. mầm sống, niềm khát khao hạnh phúc vẫn âm ỉ cháy trong Mị, chi chờ một sự tác động ngoại cảnh để bừng dậy, cháy sáng. Đêm tình mùa xuân và cảnh Mị cởi trói cho A Phủ là những trang văn hay nhất trong tác phẩm, đánh dấu sự bừng tinh của con người đấu tranh trong Mị.
+ Bên cạnh Mị, hình ảnh A Phủ. chàng trai Mèo dũng cảm, gan góc, phóng khoáng của thiên nhiên Tây Bấc cũng là một nhân vật để lại nhiều ấn tượng với người đọc. Mị và A Phủ tiêu biểu cho tâm hồn, vẻ đẹp con người miền núi và thái độ trân trọng, ngợi ca của tác giả.
=> Đọc những trang sách của Tô Hoài viết về sổ phận bi thương của Mị và A Phủ, ta có cảm giác đó không còn là những dòng chữ lạnh lùng nữa mà là những dòng nước mắt chảy thẳng từ trái tim tràn đầy tình thương yêu nhân đạo của tác giả khóc thương cho thân phận xấu số của nhân vật.
d. Đánh giá về giá trị nhân đạo
- Giá trị nhân đạo trong Vợ chồng A Phù còn mang nét mới, tiến bộ hơn chủ nghĩa nhân đạo truyền thống. Đó là nhà văn đã chì ra con đường giải phóng thực sự của người lao động là đi từ tự phát đến tự giác, từ tăm tối đau thương vươn lên ánh sáng của tự do và nhân phẩm nhờ sự dìu dắt của Đảng như một tất yếu lịch sử. Con đường đó được nhà văn miêu tà cụ thể qua quá trình đấu tranh của Mị và A Phủ từ lúc trốn khỏi Hồng Ngài đến lúc trở thành những người du kích Phiềng Sa. Từ những con người nô lệ u mê, câm lặng, họ đã tự phá bỏ sợi dây trói hữu hình that chặt cuộc đời họ trong nhà thống lí Pá Tra để đi theo tiếng gọi của tự do, để giác ngộ một chân lí: chỉ có cách cầm súng đánh lại bọn thống trị, họ mới có thê có được cuộc sống bình yên, hạnh phúc.
- Một lần nữa. chúng ta nhận thấy rằng dù ở đề tài nào, góc độ nào, tinh thần nhân đạo luôn là giá trị cốt lõi. Nhờ có giá trị nhân đạo mà qua hơn nửa thế kỉ nay, người đọc vẫn cảm thấy gắn bó với con người, với tình tiết của câu chuyện. Nồi khổ cực của con người cùng với khát vọng sông của họ mãi mãi là vấn đề của văn học. Sự khám phá mới mẻ của Tô Hoài nhằm hoàn thiện con người, bản thân họ cũng như cách nhìn của con người với cuộc đời.
3. Kết bài
a. Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm
- Tóm lại Vợ chồng A Phũ mang ý nghĩa tư tưởng nhân đạo sầu sắc. Nó được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nồi đau của con người, sự nâng niu nét đẹp tâm hồn mà hơn cả là sự hướng tới giải phóng cho con người tiêu biểu là số phận của Mị và A Phủ.
b. Cảm nhận của bản thân về vẩn để đó
- Rõ ràng Vợ chông A Phù mãi mãi là hành trang để chúng ta bước vào cuộc sống. Mồi một tác phẩm văn học chân chính là một lời đề nghị về cách sống, có khả năng nhân đạo hóa con người. Vợ chồng A Phủ là một tác phẩm như vậy. Nó là một minh chứng cho lời nhận định của nhà văn Nguyễn Khải: Sự sổng này sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những gian khô, hì sinh. (3 đời này không có con đường cùng, chì cỏ những ranh giới. Điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy...
II. Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
Có những tác phẩm đọc xong người ta quên ngay, đến khi cầm lại mới ngờ là mình đã đọc rồi. Cũng có những tác phẩm vừa mới ra đời được chào đón rầm rộ. sau đó người đọc lãng quên nhanh chóng. Bên cạnh đó, vẫn ngời lên những tác phẩm nghệ thuật đích thực, tựa như dòng sông chảy qua tâm hồn ta để lại những ấn tượng khắc chạm trong tâm khảm. Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân là một tác phẩm văn học như thế. Làm nên giá trị to lớn đó có nhiều lí do. Song một khía cạnh rất quan trọng chính là giá trị nhàn đạo sâu sắc của tác phẩm. Nó bắt nguồn từ tấm lòng luôn biết yêu thương, trân trọng giá trị của con người ngay trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.
Vợ nhặt được viết không lâu khi Cách mạng tháng Tám thành công. Nó có tiền thân từ truyện ngán Con chó xấu xí trong tiểu thuyết Xóm ngụ cư trước cách mạng, viết về nạn đói khủng khiếp năm 1945 đã cướp đi hơn hai triệu sinh mạng con người Việt Nam. Nhưng cái phần cốt lõi của tác phẩm có lẽ không chỉ nói đến cái đói và cái xấu xí, thô nhám của con người. Cao hơn nữa là giá trị nhân đạo tuyệt vời. Không chỉ là nhân đạo yêu thương, bênh vực truyền thống để đi vào bế tắc, không lối thoát như văn học hiện thực.
Đọc tác phẩm Vợ nhặt, tôi thường nhớ đến câu nói của M.Goor-ki: Con người! hai tiếng ấy vang lẽn kiêu hãnh và tự hào xiết bao. Phải chăng khi viết tác phẩm này thì Kim Lân - một nhà văn chuyên viết về đề tài nông thôn, một người con đẻ của đất đai, đồng ruộng đang muôn nâng cao giá trị con người lên một tầm cao mới mẻ hơn. Vợ nhặt của Kim Lân đã vượt qua những bờ cõi và giới hạn để trở thành giá trị nhân đạo cách mạng. Tố cáo vê tội ác của bọn thực dân, phát xít là đòn bây đê cái nhân đạo có cơ sở vững chắc hơn. Tiếp cận với tác phẩm ta bắt gặp Tràng, bà cụ Tử, người vợ của Tràng, biết bao khuôn mặt u tối, nhăn nhúm, méo mó vì cái đói đã tràn đến với sức hủy diệt đáng sợ. Bao trùm lên toàn bộ tác phẩm là sự thiếu thốn, khó khăn về vật chất.
Cuộc sống con người đến mức tối thiểu cũng không có được. Cái đói đã được khắc họa đậm nét tràn đến từ lúc nào. Sự sống của những con người xóm ngụ cư trong đó có Tràng nhân vật đang ở mấp mé bờ vực thẳm. Cõi dương lúc nào cũng lởn vởn hơi hướng của cái đói, tất cả đây ám khí của cái chết.
Giá trị nhân đạo sâu sắc được thể hiện khi Kim Lân đi sâu vào nhân vật Tràng. Quả đúng là trong cái túng đói quay quắt, con người ta vẫn hi vọng, lạc quan bởi lẽ sự sống chẳng bao giờ là chán nàn. Giữa nạn đói khủng khiếp Tràng lại là một kẻ xấu xí, một nhân dạng được hóa công gọt đẽo quá sơ sài. Nhân vật Tràng xuất hiện với sự biến đổi lớn, từ Tràng vui tính được trẻ con yêu mến giờ câm lặng tiều tụy kiệt sức đi từng bước mệt mòi,... đầu chúi về phía trước và cô gái (vợ Tràng sau này) vì đói mà mất tính cách với hành động bê tha và hình dáng tiều tụy lam lũ. Thế giới người đói hiện lên dưới ngòi bút nhà văn Cái lều chợ đầy những người bồng bế dắt díu nhau xanh xám như những bóng ma, sáng nào cũng thấy ba bổn cái xác người chết nằm còng queo.
Nạn đói xóa đi cái sinh khí của xóm làng, biến cái trù phú nhộn nhịp thành cái xơ xác, tiêu điều và đặc biệt thế giới con người sống mang đầy hơi thờ tử khí của nghĩa địa, làng xóm không nhà nào có ánh đèn lửa khi đêm về, tiếng quạ kêu hòa với tiếng hờ khóc tỉ tê của những nhà có người chết,... là âm thanh ghê rợn buốt nhói vồ động vào không gian. Giữa khung cảnh thê lương ấy ngòi bút Kim Lân đã xây dựng câu chuyện hôn nhân: Tràng “nhặt” người đàn bà xa lạ mà cái đói đã làm biến dạng tính cách về làm vợ và đưa cô về nhà.
Dưới góc nhìn hiện thực người ta có thể đánh giá hành động của Tràng là hành động liều lĩnh và con người đã mất giá một cách thảm hại. Tuy nhiên, đó là cái nhìn bên ngoài hời hợt của trái tim vô cảm. Cây bút nồng đượm hơi ấm yêu thương và cái nhìn nhân văn Kim Lân muốn đạt tới một đích khác đó là khai thác cái khát vọng âm ỉ cứ bền bỉ cháy trong các số phận nhân vật. Trước tiên là khát vọng sổng vẫn âm thầm cháy nơi cô gái. Bốn bát bánh đúc rõ ràng không phải là nguyên nhân khiến cô gái chung thân với Tràng, dường như cô tìm thấy ờ Tràng có sự lóe sáng hi vọng, đỏ là niềm tin dẫu mơ hồ về một tổ ấm có thể được tạo dựng. Chính đó là niềm tin của người đàn bà yếu đuối suy sụp mất hết hi vọng sống vào sức mạnh nâng đỡ của người đàn ông và tình yêu sẽ chắp cánh cho cô bay qua cõi chết.
Còn Tràng, sự liều lĩnh của anh cũng không thuần túy chỉ là sự liều lĩnh của một gã trai, mà nó còn là khát vọng. Đấy là khát vọng muốn có vợ, điều mà mẹ anh bất lực không làm nổi, điều mà thực tế đen tối không cho phép thì Tràng đã quyết định để đạt được. Có thể còn có những băn khoăn nhưng Tràng với quyết định ấy, muốn chứng tỏ bản năng người đàn ông của mình, tin và hi vọng vào cuộc sống mới ở trong tương lai.
Chính những khát vọng nhân văn ẩn khuất nơi đáy sâu con người ấy với những mong muốn tồn tại và cuộc sổng hạnh phúc dù rất đời thường nhỏ nhoi, ở thời điểm mà mọi người không nhìn thấy, thậm chí chỉ thấy màu xám xịt bất lực buông xuôi, thì nó lại được Kim Lân cảm nhận được và hiện ra bằng những trang viết giàu sức gợi. Rõ ràng, trái tim của nhà văn đã chan hòa vào nhịp đập nơi những con tim nhỏ bé giữa không gian thời gian đè nặng bóng tử thần để cùng rung lên những khát khao những điều ao ước tốt đẹp hơn. Ngòi bút Kim Lân khi viết những tình tiết này đã tạo dựng được trang văn giục giã lòng người chống lại định mệnh và chữa lại định mệnh.
Cuộc dắt díu nhau về làng của hai người bất hạnh được miêu tả đầy ấn tượng. Giá trị nhân đạo được tỏa ra từ những những dòng văn tươi vui dí dỏm. Tràng đưa vợ về làng, tất nhiên không giống như chuyện vu quy bái tồ cờ xe võng lọng, song cuộc hành trình của lứa đôi cũng không hề bị rẻ rúng, niềm vui ngập tràn trong truyện. Kim Lân đã tỏ ra nhạy cảm và tinh tế khi khám phá tâm trạng cảm nhận hạnh phúc của Tràng. Hơn hai mươi lần truyện nhắc đến nụ cười của Tràng lúc thì phởn phờ, khi tủm tim, khi bật cười thành tiếng. Đi bên cạnh một cô gái, gầy đói, rách như tổ đỉa. tuyệt nhiên không gợi lên trong Tràng một chút coi thường hay khinh rẻ hoặc xấu hổ. Ngược lại nhờ cô gái mà anh quên hết những cảnh sống ê chề, tối tăm hằng ngày quên cả đói khát ghê gớm đang đe dọa. Đó là gì, nếu không phải chính cô gái, như niềm hạnh phúc trong tầm tay, là nguồn ấm áp kề bên sưởi ấm cái cò đơn giá lạnh trong anh?
Cô gái không hề có mặc cảm về thân phận “bị nhặt”, cô đi bên Tràng với niềm tự hào sự ngang bàng, cô giễu anh “còn bé lắm đẩy” mắng anh là “đồ khỉ gió” phát đen đét vào lưng anh, khoặm mặt lại,... Những đoạn văn như thước phim hiện thực vê tình yêu lứa đôi bay qua cái nền xám lạnh của nạn đói. Kim Lân đã để cho nhân vật cô gái thể hiện đầy đủ sức mạnh chê át người đàn ông đang yêu như bất cứ một cô gái xinh đẹp có đầy đủ tư cách. Tràng và cô vợ nhặt thực sự hướng về nhau thích thú nhau như mọi đôi tình nhân khác trên cõi đời đang ở đỉnh điểm say mê tình yêu. Cách miêu tả này không thua kém bất cứ những dòng văn lãng mạn nào viết về lứa đôi. Khám phá được tình cảm ấy của con người khốn khổ để họ xuất hiện trên những trang văn ngập tràn niềm vui và hạnh phúc, Kim Lân đã tỏ ra là hiểu và thông cảm và cao hơn là trân trọng những con người bất hạnh. Ở thời điểm, khi mà một số cây bút coi họ là những người tầm thường thì Kim Lân đã nhìn nhận họ là những con người bình thường, khi mà kẻ thù dân tộc biến họ thành những xác chết thì Kim Lân tìm thấy và vớt họ lên ở phẩm chất con người ham sổng và khát khao hạnh phúc, đó là chất nhân văn của ngòi bút Kim Lân.
Kim Lân đã bố trí cuộc trở về của cặp vợ chồng qua trước mắt mọi người trong xóm ngụ cư. Cuộc rước dâu có một không hai ấy lại không rơi vào bi kịch mà ngược lại nó lại mang đến bầu sinh khí cho cả không gian cái làng đầy tử khí. Trẻ con gào lên “chông vợ hài”; và người lớn những khuôn mặt hoc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên cỏ cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống khao khát và tối tăm của họ. Rõ ràng cuộc hôn nhân kì lạ của Tràng đã tạo ra những âm thanh vui nhộn làm bừng sáng niềm yêu thương trong làng ngụ cư vốn như những nhà mồ hoang lạnh với những sinh linh đang tuyệt vọng trong cơn đói khát. Sự kết hợp liều lĩnh của Tràng và cô gái trở thành một thách thức lớn quyết liệt của khát vọng sống còn và hạnh phúc trước ý thức của xã hội làng ngụ cư đã tê liệt vì đói. Thách thức ấy, là ngọn gió xua đuổi tà khí u mê vây bủa con người của làng và làm cho tâm hồn con người nơi đây rạng rỡ hơn và le lói hi vọng sống. Viết đoạn văn này nhà văn đã khẳng định sự sống và ý chí vươn lên chống lại định mệnh của con người, luôn mãnh liệt. Tác giả trân trọng yêu mến hành động liêu lĩnh của họ và thổi vào cộng đồng những con người bất lực một niềm tin. Điều này cao đẹp hơn cái bay bổng xa rời hiện thực của dòng văn lãng mạn, hoặc bế tắc của dòng hiện thực, chỉ có trái tim nhân hậu, cái nhìn của nhà văn cách mạng mới có được điều này trong bối cảnh ấy.
Tư tưởng nhân đạo của truyện ngắn Vợ nhặt không chi dừng lại ở việc phát hiện khát vọng ngợi ca trân trọng những con người bất hạnh. Truyện còn đem đến một thông điệp tình yêu cuộc sổng sẽ tiêu diệt được cái chết chóc thê lương và sức mạnh tình yêu sẽ làm thay đổi cuộc sống nó làm cho cây đời ngời sắc hoa thơm và ngát xanh tươi mát. Đọc tác phẩm, người đọc rất trân trọng bà cụ Tứ. Người mẹ khốn khổ ấy thật tiêu biểu cho những người mẹ Việt Nam. Niềm tủi thân cho con trai, cho chính bản thân mình và cho cả đứa con gái (cái Đục) xấu số cũng không thể ngăn cản bà chia sẻ hạnh phúc với con trai dẫu biết rằng chao ôi người ta dựng vợ gã chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con mở mặt sau này thì con mình lúc đói kém mới có được vợ... Lòng người mẹ nghèo ấy biết bao là xót xa, đau đớn. Nhưng không chỉ thương con trai, bà thương cả con dâu Chủng mày phải duyên phái kiếp với nhau u cũng mừng lòng. Trước nạn đói khủng khiếp kia, bà mẹ cũng thất vọng và hoài nghi như bao người: biết rằng chúng nó có nuôi nhau qua được cơn đói khát này không rồi bà thở dài. Người mẹ đó đã sống một đời trong sự nghèo khổ. Người mẹ bao giờ cũng là người hiểu con mình nhất, như nhà thơ người Nga Ê-xi-nin đã viết:
Ánh sáng diệu kì vào lúc hoàng hôn Xin cứ tỏa trên mải nhà của mẹ.
Những giọt nước mắt mà bà cố giấu như chứa vị đắng cay pha lẫn sung sướng. Nhất là dù hiện tại đáng buồn, bà cụ Tứ vẫn rất lạc quan Ai giàu ba họ, ai khó ba dời. Tất cả những suy nghĩ hành động ấy của bà thể hiện cái nhìn nhân đạo của Kim Lân, suy nghĩ của người trải đời như bà lão là kết luận về cách nhìn nhận con người trong hoàn cảnh khắc nghiệt ẩy. Cách nhìn như vậy là nâng cao phẩm giá cho con người. Kim Lân đã thể hiện tư tưởng nhân đạo bằng cách xây dựng một tình huống về con người bị đánh mất phẩm giá trong con mắt mọi người để nâng niu khẳng định phẩm giá của họ. Có thể làm được như vậy là bởi nhà văn đã tự đặt mình vào trong cuộc với các nhân vật của minh, và bàng tình yêu của mình sưởi ấm giá lạnh của hiện thực, thắp lên ngọn lửa niềm tin vào cuộc sống.
Sau một đêm thành vợ chồng, dường như tất cả không có gì thay đổi trong căn nhà rúm ró, người mẹ già và làng xóm còn vương đầy hơi tử khí, song một không gian đẩy sinh khí đã tràn đến thay thế. Ngôi nhà sạch sẽ gọn gàng ang nước đầy ăm ắp; người vợ trẻ trở nên hiền dịu mẫu mực. Tràng thay đổi hẳn. đã phục sinh hắn thấy thương yêu và gắn bó ngôi nhà; hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bôn phận lo lắng cho vợ con sau này.
Một niềm tin vào tương lai xuất hiện nơi suy nghĩ của ba con người khốn khổ; Hình như ai nấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp cửa nhà cho quang què, nền nếp thì cuộc đời của họ có thê khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn, chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm hòa hợp như thế. Rõ ràng sức mạnh làm thay đổi không gian u tối nghèo đói biến nó thành thế giới nồng ấm chính là sức mạnh của tình yêu, ờ đây tình yêu nam nữ đã thay đổi con người; tình yêu người mẹ với con cái làm cho mọi người gắn bó hơn. Ngòi bút nhân đạo của Kim Lân đã “vẽ” lại thế giới của căn nhà nát trờ thành bức tranh về lâu đài hạnh phúc. Những tính toán của bà cụ Tứ thật xúc động. Bà cụ đã chủ động vẽ ra trước mắt các con một tương lai tươi sáng. Không ai ngờ một người mẹ sắp gần đất xa trời rồi mà vẫn giữ một niềm tin sắt đá. Và niềm tin đó không phải là không có cơ sở. Hiện thực của bữa cơm ngày đói và món chè khoán đắng ngắt cổ họng đã kéo họ về với thực tế. Chỉ với lòng yêu thương và hi vọng suông thì cuộc đời họ lại rơi vào ngõ cụt, con đường họ đi sẽ dẫn họ tới nghĩa địa trong tiếng gào thét của nạn đói. Chính ở thời điểm ấy cái cao tay già dặn của ngòi bút Kim Lân xuất hiện. Hình ảnh đoàn người đi phá kho thóc của Nhật và hình ảnh của lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới đã đưa tác phẩm ra khỏi phạm trù của văn học hiện thực. Lòng nhân đạo cùa Kim Lân không đi vào bể tắc. Nhà văn không đưa ra vẩn đề và để đấy, không đặt nhân vật vào hoàn cảnh éo le không lối thoát. Một ánh hồng sáng tươi sẽ có sức giải thoát cuộc đời họ. Đó là cách mạng. Và do đó, giá trị nhân đạo của tác phẩm tỏa sáng một ý nghĩa mới. Nếu như Nam Cao vẫn được mệnh danh là nhà nhân đạo chủ nghĩa, nhà văn tầm nhân loại vì những tác phẩm Chí Phèo. Đời thừa, thì đọc tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, ngoài việc ông đã nêu lên bể khổ của cuộc sống con người như truyền thống, ông đã vượt qua giới hạn của thời kì trước.
Giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ nhặt làm người ta nhớ mãi. Nhớ để hiểu rằng sự sống trên đời này là chẳng bao giờ là chán nản. Để có được cuộc sống tốt đẹp hơn thì cần có một niềm tin. Khao khát hạnh phúc gia đình vốn đã trở nên vĩnh cửu với tất cả mọi người trên trái đất bất kể họ là ai? Là Tràng, cô vợ nhặt, và có cả Chí Phèo của Nam Cao,... ngay trong hoàn cảnh bi đát nhất. Đọc tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân chúng ta cũng cần biết thêm giá trị nhân đạo tuyệt vời trong Vợ nhặt không chì bởi tài năng, thiên bẩm của nhà văn. Kim Lân cùng với người vợ của mình đã từng ăn cháo cám, đã từng sống lay lắt, khổ sở. Như vậy vốn sống và cao hơn là niềm cảm thông sâu sắc, niềm tin tưởng vào hạnh phúc con người vào tương lai. Có lẽ sẽ không quá nếu ta gọi ông là nhà nhân đạo chủ nghĩa? Một tác phẩm được coi là Quý hồ tinh, bất quỷ hồ đa.