Tuổi trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Đã bao giờ bạn tự hỏi: “Tuổi trẻ trong sự nghiệp đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã và đang làm gì với trình độ, lòng nhiệt huyết và sức trẻ của mình?” Trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, đã có hàng triệu con người lên đường tình nguyện chiến đấu, tình nguyện hi sinh vì tự do, độc lập cho đất nước. Và trong thời bình ngày nay, đã có biết bao nhiêu con người, tình nguyện đi vào vùng sâu, vùng xa, tình nguyện làm những việc dù là nhỏ nhất để mong sao cho cuộc sống xã hội tốt đẹp hơn, vẹn toàn hơn.

Là một sinh viên trường Đại học Quốc gia Hà Nội, có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên được cái cảm giác sục sôi lòng nhiệt huyết khi nghe Thông điệp tình nguyên được truyền đi khắp cả trường, làm náo nức sục sôi biết bao trái tim trẻ. “Họ đã sưởi ấm xã hội bằng những ngọn lửa nhiệt huyết của mình, vì họ biết rằng sự cho đi của họ không bao giờ vô nghĩa. Ai đó từng bảo: “Bây giờ đã khác ngày xưa. Bây giờ người ta sống cá nhân hơn, vị kỷ han”, chúng ta nghĩ sao về điều đó? Đã bao giờ bạn có dược cảm giác của một người cho máu và biết rằng với số lượng máu ẩy đã giúp được ít nhất một người vượt qua cơn bạo bệnh? Đã bao giờ bạn hoà mình vào tiếng cười của những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn để được nhìn những ánh mát hồn nhiên, trong sáng nhưng rạng ngời niềm tin vào tương lai? Đã bao giờ... và đã bao giờ...? Hãy bắt đầu một ngày mới cụm từ “tình nguyện”, dù là những việc nhỏ nhất”.

Viết về tuổi trẻ cả nước trong sự nghiệp đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc .có rất nhiều tấm gương đáng ngợi ca. Ở đây, chúng tôi chỉ xin đưa ra một ví dụ tiêu biểu của trường Đại học Quốc gia Hà Nội để qua đó có thể nhìn thấy rằng, sinh viên, học sinh, tuổi trẻ Việt Nam ở bất cứ nơi đâu luôn luôn sẵn sàng tham gia đóng góp cho đất nước, cho dân tộc. Và một chương trình thể hiện được sự đóng góp của tuổi trẻ nhiều nhất, có lẽ đó là các chương trình tình nguyện được tổ chức thường niên. Sức trẻ, sức khỏe đã tạo nên những kỳ tích thật đáng tự hào.

Có một dạo, cách đây mấy năm khi xem chương trình truyền hình đưa tin về các bạn sinh viên của một trường đại học đang làm vệ sinh môi trường với đất đá, rác và bụi bay mù mịt để hưởng ứng phong trào mùa hè thanh niên tình nguyện, một giáo sư đã lắc đầu, bảo: “Thanh niên tình nguyện là một phong trào rất thực tiễn, rất sáng tạo của tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, nhưng nếu chỉ đơn thuần làm theo kiểu cách này thì theo tôi là chưa ổn. Sinh viên là một đội ngủ trí thức tỉnh hoa của đất nước, nên hướng cho họ những phần việc tình nguyện mùa hè gắn với những kiến thức họ đang được đào tạo. Và khi ấy ý nghĩa của phong trào sẽ được nâng lên, tâm ảnh hưởng của nó cũng sẽ sâu, rộng hơn.”... Thoạt nghe vậy, tôi cứ nghĩ ông giáo sư này chắc hơi khó tính. Vậy nhưng sau mấy mùa hè đi cùng các đội sinh viên tình nguyện của ĐHQGHN về các mặt trận, xuất phát từ các chương trình hoạt động cụ thể gắn với từng địa bàn, nghe những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của cán bộ và nhân dân các địa phương, tôi mới thấy lời nhận xét đó thật đáng suy nghĩ...

Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng có một thời tuổi trẻ nhưng không phải ai cũng sẵn sàng dấn thân vào các phong trào tình nguyện. Tinh thần tình nguyện phụ thuộc vào các yếu tố như: kiến thức, quan niệm, kinh nghiệm và vốn sống hay nói cách khác đó là năng lực trí tuệ của thanh niên, lẽ sống và lối sống của họ. Hoạt động tình nguyện có các đặc trưng riêng biệt: Tính tự giác cao, phản ánh sự giác ngộ sâu sắc về nghĩa vụ và trách nhiệm công dân; tính không vụ lợi, hoạt động không đặt điều kiện, không vì mục đích kinh tế hay lợi ích cá nhân; tính cộng đồng cao, mục đích là được công hiến, nên có tính lan toả trong xã hội. Từ tất cả những điều đã viết trên đây, chúng ta nhận thấy rằng với mỗi “trái tim tình nguyện” thì động lực tri thức, ván hóa và các giá trị nhân văn vẫn là chủ yếu, có tính nổi trội, bền vững hơn hẳn các giá trị kinh tế, vật chất. Do đó, giải pháp quan trọng nhất là kiên trì, thường xuyên tuyên truyền, giáơ dục nâng cao trí tuệ, xây đựng lẽ sống cách mạng và lối sống văn hoá cho thanh niên theo các chuẩn giá trị như: Kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Yêu nước, thương dân, trung thành với cách mạng; Yêu lao động, làm việc hết mình, có tinh thần cạnh tranh lành mạnh; Năng động, sáng tạo, làm việc có hiệu quả cao; Dồi dào tri thức, vươn lên chiếm lĩnh các đỉnh cao khoa học công nghệ hiện đại...

Vậy khi nào thì tuổi trẻ lên đường?

Đó là khi chúng ta thấy những phần việc mình làm có ích cho cộng đồng, xã hội, Tổ quốc và nhân loại. Những công việc như xoá đói giảm nghèo, phòng chống tệ nạn xã hội, xây dựng đời sống văn hoá, diệt giặc đói, diệt giặc dốt, phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm, bảo vệ môi trường, chống chiến tranh... sẽ tạo ra những môi trường phù hợp để tuổi trẻ thử thách, trải nghiệm và cống hiến.

Đó là khi cuộc sống đặt ra những vấn đề bức thiết với những công việc không thể không làm hoặc không thể làm khác. Chẳng hạn như hỏa hoạn, lũ lụt, thiên tai hay ngoại bang xâm lược.

Từ nhiều năm nay, phong trào sinh viên tình nguyện mùa hè đã được BCH Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên ĐHQGHN duy trì thường niên, có sức lan tỏa và sức hút lực lượng đoàn viên một cách mạnh mẽ, không chỉ riêng ỏ mọt đơn vị đào tạo nào mà trong phạm vi toàn ĐHQGHN. Khẩu hiệu “Tuổi trẻ xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng” luôn được các thế hệ sinh viên ĐHQGHN nêu cao và trở thành một nét đẹp bừng sáng mỗi dịp hè về. Năm 2008, huyện Thạch Thất, Hà Nội được lựa chọn là địa bàn trọng điểm để triển khai các hoạt động tình nguyện trong chiến dịch Mùa hè xanh của tuổi trẻ ĐHQGHN. Chiến dịch kéo đài trong 20 ngày được chuẩn bị khá công phu, tỉ mỉ và chi tiết từ khâu phối hợp tổ chức nhịp nhàng giữa BCH Đoàn ĐHQGHN với huyện Đoàn Thạch That, từ khung chương trình hoạt động đến việc liên hệ sắp xếp nơi ăn, chôn cho các đội sinh viên tình nguyện. “Đầu xuôi thì đuôi lọt” - 600 chiến sĩ áo xanh thuộc 20 đội hình tình nguyên của ĐHQGHN thực hiện thắng lợi tất cả các phần việc theo dự kiến tại địa bàn 20 xã trong huyện. Kết quả đó mới đây đã được lãnh đạo Đảng ủy, Uy ban Nhân dân huyện Thạch Thất và BCH huyện Đoàn tôn vinh tại lễ tổng kết chiến dịch.

Kết thúc chiến dịch tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, các chiến sĩ tình nguyện ĐHQGHN đã tặng được 200 xuất quà trị giá gần 20 triệu đồng cho các gia đình chính sách, tặng 55 xuất quà cho các em học sinh nghèo vượt khó, tổ chức được 20 buổi tuyên truyền cho hơn 3.000 lượt đoàn viên và bà con nhân dân trong huyện về thực hiện nếp sống văn hóa, kế hoạch hóa gia đình, phòng chông các dịch bệnh mùa hè, các địch bệnh ở người và gia súc, gia cầm, tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội đặc biệt là tệ nạn ma túy, mê tín dị đoan. Phối hợp /ới đoàn thanh niên địa phương, các đội sinh viên tình nguyện đã tổ chức tốt công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh quang cảnh nhà bia, trường học, các trụ sở UBND xã, thị trấn, khơi thông cống rãnh, nạo vét kênh mương, bắt ốc bươu vàng bảo vệ lúa, hoa màu...

Những việc làm của các chiến sĩ tình nguyện thật sự có ý nghĩa, đó thật sự đã trở thành cầu nối, thành chất xúc tác quan trọng giữa tuổi trẻ với nhân dân, với mọi miền của Tổ quốc. Ngày chia tay, là những cái nhìn lưu luyến, là giọt nước mắt bịn rịn không muốn chia xa. Đất nước ta đang có những bước tiến dài trong phát triển kinh tế; đời sống người dân được nâng lên rõ rệt... Để tiếp tục phát huy những thành quả ấy, thanh niên ngoài việc có trình độ, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, còn phải tu dưỡng đạo đức cách mạng. Thế hệ thanh niên phải mang trong mình bầu nhiệt huyết, sẵn sàng tình nguyện, xung kích vì cộng đồng. Có như vậy mới có những người chủ tương lai hết lòng vì cộng đồng, vì sự phát triển của đất nước.

“Trong chiến tranh, con người phải lựa chọn giữa sống và chết, còn hiện tại các bạn phải lựa chọn giữa hưởng thụ và cống hiến, tôi mong thế hệ trẻ sáng suốt để đi theo con đường cách mạng đúng đắn nhất" (lời của Thiếu tướng Phan Khắc Hi). Đất nước đã vào thế vận hội mới, tuổi trẻ bằng sức lực, khả năng và lòng nhiệt huyết của mình càng phải cống hiến hết mình cho Tổ quốc. “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.

BÀI CÙNG NHÓM