Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo trình Quần xã học thực vật: Phần 1 - PGS.TS. Hoàng Chung

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Giáo trình Quần xã học thực vật: Phần 1 của PGS.TS. Hoàng Chung gồm nội dung từ chương 1 đến hết chương 3, trình bày về quần xã và các khái niệm liên quan, mối quan hệ qua lại giữa các loài trong quần xã và đặc điểm cơ bản của tổ chức quần xã. | PGS.TS. HOÀNG CHUNG QUẦN XÃ HỌC THỰC VẬT NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC - 2005 Lời nói đầu Để có thể hiểu được tốt hơn về quần xã thực vật cấu trúc của chúng đặc điểm sinh thái mối quan hệ giữa các cá thể và tập thể với nhau và môi trường hiện tượng biến đổi quần xã này thành quần xã khác cùng các biện pháp sử dụng hợp lý hay làm tốt hơn đều đòi hỏi cần có sự hiểu biết về sinh thái và sinh vật học của các thành phần thực vật trong quần xã đó. Giáo trình Quần xã học thực vật với các nội dung cơ bản nói trên đã được chúng tôi giảng dạy cho sinh viên và học viên cao học chuyên ngành sinh thái học Khoa Sinh - Kỹ Thuật nông nghiệp trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên từ năm 1996 đến nay. Chúng tôi hy vọng cuốn sách này sẽ góp phần trang bị những kiến thức chuyên ngành cho sinh viên học viên cao học và những người quan tâm nghiên cứu sinh thái thảm thực vật. Những phương pháp nghiên cứu cụ thể của bộ môn chưa được đưa vào trong cuốn sách này vì nó lại là một khối lượng kiến thức quá lớn. Chúng tôi rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp. TÁC GIẢ 2 Chương 1 QUẦN XÃ VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 1.1. QUẦN XÃ 1.1.1. Quần xã thực vật Phytocoenose Những nghiên cứu về thảm thực vật được bắt đầu từ nửa đầu thế kỷ 19. O Heer 1835 - người Thuỵ Sĩ có lẽ là người đầu tiên tiến hành mô tả và phân chia các quần xã thực vật. Còn Chisman 1837 - người Nga lần đầu tiên tiến hành nghiên cứu theo ô tiêu chuẩn vẽ độ phủ phân bố thẳng đứng phản diện của quần xã thảo nguyên. G.P.Môcô-dốp 1904 đã nghiên cứu quần xã rừng và đưa ra định nghĩa về quần xã thực vật. Một cách độc lập A.K.Kafandor 1909 cũng tiến hành nghiên cứu rừng và đưa ra định nghĩa về quần xã thực vật. Trong quá trình nghiên cứu các thảm thực vật I. K.Patrotski 1915 đã đưa ra thuật ngữ thực vật quần lạc để chỉ các đám cây thuần loại được tạo thành từ một loài thực vật. nó tương đương quần thể về sau thuật ngữ này cũng được Sukhatrép 1917 và G. Gams 1918 dùng để chỉ các quần xã. Thuật ngữ này ngày càng được dùng rộng rãi trong Liên bang Nga