Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ảnh hưởng của xử lý đột biến in vitro bằng ethyl methane sulphonate (ems) kết hợp chiếu xạ tia gamma đến sự biến dị ở cây hoa cẩm chướng (Dianthus caryophyllus L.)
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nghiên cứu tác động của xử lý kết hợp EMS và chiếu xạ gamma in vitro đến khả năng sống, sự sinh trưởng, phát triển và sự hình thành các dạng biến dị của cây cẩm chướng (Dianthus caryophyllus L.), nhằm tìm kiếm phương pháp hữu hiệu để tạo nguồn nguyên liệu cho công tác chọn tạo giống cây hoa cẩm chướng. | J. Sci. Devel. Vol. 11 No. 8 1092-1100 Tạp chí Khoa học và Phát triển 2013 tập 11 số 8 1092-1100 www.hua.edu.vn ẢNH HƯỚNG CỦA XỬ LÝ ĐỘT BIẾN IN VITRO BẰNG ETHYL METHANE SULPHONATE EMS KẾT HỢP CHIẾU XẠ TIA GAMMA ĐẾN SỰ BIẾN DỊ ỏ CÂY HOA CẨM CHƯỚNG Dìanthus caryophylus L. Vũ Hoàng Hiệp1 3 Nguyễn Thị Lý Anh2 1Nghiên cứu sinh khoa Nông học Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội 2Viện Sinh học nông nghiệp Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 3Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng Email vuhoanghiep@hpce.edu.vn Ngày gửi bài 29.10.2013 Ngày chấp nhận 29.12.2013 TÓM TẮT Nghiên cứu tác động của xử lý kết hợp EMS và chiếu xạ gamma in vitro đến khả năng sống sự sinh trưởng phát triển và sự hình thành các dạng biến dị của cây cẩm chướng Dianthus caryophyllus L. nhằm tìm kiếm phương pháp hữu hiệu để tạo nguồn nguyên liệu cho công tác chọn tạo giống cây hoa cẩm chướng. Trong thí nghiệm các đoạn thân mang mắt ngủ của cây in vitro giống Quận chúa được xử lý với nồng độ EMS và liều lượng chiếu xạ tia gamma khác nhau nồng độ EMS từ 0 1 đến 0 4 liều hấp thu tia gamma từ 10 - 30Gy . Sau xử lý thu được tám dạng chồi in vitro A B C D E F G H khác biệt nhau về hình thái cấu trúc. Trong điều kiện in vitro sự tăng trưởng chiều cao số lá và khả năng ra rễ của các dạng chồi giảm dần theo thứ tự C A D B F H G. Sự sinh trưởng phát triển của các dạng chồi nêu trên ở vườn ươm cũng có sự khác nhau. Dạng chồi C có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh nhất sau đó đến dạng A D F B H. Dạng chồi G không có khả năng sinh trưởng phát triển trong điều kiện vườn ươm. Một số dạng biến dị về hình thái thân lá và mầu sắc hoa đã được phân lập. Kết quả cho thấy liều lượng xử lý cao tỷ lệ biến dị nhiều tuy nhiên tỷ lệ biến dị tăng chủ yếu ở các dạng biến dị bất lợi. Liều lượng xử lý thích hợp là EMS 0 2 kết hợp xử lý chiếu xạ 20Gy. Ở liều lượng này cho tỷ lệ sống cao và xuất hiện nhiều dạng biến dị có tiềm năng cho công tác chọn tạo giống hoa cẩm chướng mới. Từ khoá Cẩm chướng xử lý đột biến in vitro chồi biến dị EMS tia