Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tài liệu Đánh giá hiện trạng, xác định các vùng có nguy cơ bồi tụ và xói lở bờ biển cửa sông về khu vực nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phòng chống
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tài liệu Đánh giá hiện trạng, xác định các vùng có nguy cơ bồi tụ và xói lở bờ biển cửa sông về khu vực nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phòng chống được biên soạn với các nội dung: Mở đầu; hiện trạng bồi tụ - xói lở cửa sông, bờ biển; nguyên nhân – các yếu tố ảnh hưởng; giải pháp phòng tránh; kết luận. tài liệu. | Cơ chế vận chuyển bùn cát gây thiếu hụt bồi tích dẫn đến xói sạt bờ biển từ Hải Dương đến Hòa Duân được thể hiện như sau: Dòng bùn cát dọc bờ do sóng vỡ có lưu lượng không lớn, cân bằng âm đi về phía đông nam gây thiếu hụt khoảng 45.245m3/năm. Tổng lượng bùn cát thiếu hụt trung bình năm của khu bờ là 290.755m3/năm đã gây sạt lỡ nghiêm trọng tại bờ biển Hải Dương -Thuận An. Hiện tượng bồi tụ sạt lở bờ biển ở TT-H diễn ra thường xuyên và phức tạp. Gần đây sạt lở xảy ra ở những nơi được cho là ổn định như thôn Tân Lập, xã Quảng Công, huyện Quảng Điền. Theo kết quả phân tích từ nguồn tư liệu viễn thám của viện tài nguyên môi trường biển cho thấy: Các pha bồi xói diễn ra luân phiên. Trong giai đoạn 1983-1991 xói lở chiếm ưu thế,giai đoạn 1991-1997, bồi tụ lại chiếm ưu thế. Tiếp đến giai đoạn 1997-2002 xói lở lại chiếm ưu thế, nhưng đến giai đoạn 2002-2005 xói lở chiếm ưu thế về chiều dài nhưng cân bằng về diện tích với bồi tụ. Các đoạn bờ trong khu vực bồi xói diễn ra đan xen nhau, đoạn bờ này bị bồi xói thì đoạn bờ kia tiếp rheo sẽ được bồi tụ và ngược lại. Điều này cho thấy nguồn bùn cát được lấy đi ở đoạn bờ này sẽ tích tụ tại đoạn bờ khác, không đi khỏi khu vực.