Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài giảng Kinh tế thủy sản - Nguyễn Minh Đức
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Cùng tìm hiểu khái niệm về kinh tế học; cung, cầu và giá cả thủy sản được trình bày cụ thể trong "Bài giảng Kinh tế thủy sản" của tác giả Nguyễn Minh Đức. Hy vọng tài liệu là nguồn thông tin hữu ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của các bạn. | Bài giảng Kinh tế thủy sản - ĐH Nông Lâm TPHCM BÀI GIẢNG KINH TẾ THỦY SẢN Giảng viên Nguyễn Minh Đức TS Nguyễn Minh Đức 2010 1 Bài giảng Kinh tế thủy sản - ĐH Nông Lâm TPHCM CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM VỀ KINH TẾ HỌC I. Định nghĩa kinh tế học Trong lịch sử phát triển của kinh tế học đã có nhiều định nghĩa và khái niệm về kinh tế. Sau những cuộc thảo luận về sản xuất và phân phối kinh tế học được xem là một khoa học độc lập chỉ được xác định chính thức vào thời điểm xuất bản cuốn sách Sự giàu có của các quốc gia viết bởi Adam Smith1 năm 1776. Smith đã dùng thuật ngữ kinh tế chính trị để gọi tên môn khoa học này nhưng dần dần thuật ngữ này đã được thay thế bằng thuật ngữ kinh tế học từ sau năm 1870. Ông cho rằng sự giàu có chỉ xuất hiện khi con người có thể sản xuất nhiều hơn với nguồn lực lao động và tài nguyên sẵn có. Như vậy theo Smith định nghĩa kinh tế liên quan nhiều đến sự giàu có. Từ năm 1932 Lionel Robbins2 1935 đã đưa ra một định nghĩa bao quát hơn cho kinh tế học hiện đại khi ông cho rằng kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu hành vi con người cũng như mối quan hệ giữa nhu cầu và nguồn lực khan hiếm trong đó có giải pháp chọn lựa cách sử dụng tài nguyên để đáp ứng các nhu cầu của con người. Theo ông sự khan hiếm nguồn lực có nghĩa là tài nguyên không đủ để thỏa mãn tất cả mọi ước muốn và nhu cầu của mọi người. Không có sự khan hiếm và các cách lựa chọn sử dụng nguồn lực khác nhau thì sẽ không có vấn đề kinh tế nào cả. Do đó kinh tế học giờ đây trở thành khoa học của sự lựa chọn bị ảnh hưởng bởi các động lực để thỏa mãn nhu cầu của con người và bởi sự sẵn có của các nguồn lực. Đến năm 1963 Oskar Lange3 khái quát môn kinh tế chính trị hay kinh tế xã hội như là một môn khoa học nghiên cứu các quy luật xã hội quy định các hoạt động sản xuất và phân phối sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu của con người. Tuy nhiên định nghĩa của Edmond Malinvaud4 1972 có vẻ như được nhiều nhà kinh tế chấp nhận nhất khi ông ta cho rằng kinh tế là môn khoa học nghiên cứu việc sử dụng các tài