Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài giảng môi trường và sức khỏe cộng đồng: Phần 2 - ThS. Hoàng Thị Mỹ Hương
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tiếp theo phần 1, phần 2 của Bài giảng môi trường và sức khỏe cộng đồng có nội dung trình bày các xu hướng và chính sách sức khỏe môi trường toàn cầu, hệ thống quản lý sức khỏe môi trường, trình bày những tồn tại và ưu tiên trong vấn đề sức khỏe môi trường ở Việt Nam, nắm được các hoạt động và các bước lập kế hoạch quản lý sức khỏe môi trường. | PHẦN II - HỆ THỐNG QUẢN LÝ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài này học viên có khả năng 1. Trình bày được các xu hướng và chính sách sức khoẻ môi trường toàn cầu 2. Trình bày được hệ thống quản lý sức khoẻ môi trường ở Việt Nam 3. Trình bày được những tồn tại và ưu tiên trong vấn đề sức khoẻ môi trường ở Việt Nam 4. Nắm được các hoạt động và các bước lập kế hoạch quản lý sức khoẻ môi trường I. CHÍNH SÁCH VÀ CÁC XU HƯỚNG SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI 1. Khái niệm và định nghĩa về môi trường và sức khoẻ môi trường Theo Luật bảo vệ môi trường sửa đổi Việt Nam 2005 Môi trường được định nghĩa như sau Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên. Sức khỏe môi trường bao gồm những khía cạnh về sức khỏe con người bao gồm cả chất lượng cuộc sống được xác định bởi các yếu tố vật lý hóa học sinh học xã hội và các yếu tố tâm lý trong môi trường. Khái niệm này cũng liên hệ đến lý thuyết và thực hành của hoạt động đánh giá chỉnh sửa kiểm soát và ngăn ngừa các yếu tố trong môi trường có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của các thế hệ hiện tại và tương lai định nghĩa được Tổ Chức Y Tế thế giới sử dụng . Hay nói cách khác Sức khoẻ môi trường là tạo ra và duy trì một môi trường trong lành bền vững để nâng cao sức khoẻ cộng đồng. 2. Các xu hướng và chính sách sức khoẻ môi trường quốc tế 2.1 Định hướng chiến lược trong lĩnh vực sức khoẻ môi trường ở cấp quốc tế Năm 1972 Lần đầu tiên các vấn đề về môi trường và con người được xem xét và giải quyết ở cấp toàn cầu tại Hội nghị của LHQ về Môi trường tổ chức tại Stockholm Thụy Điển. Tại Hội nghị này 113 nước tham gia đã cùng đưa ra tuyên bố Stockholm trong đó khẳng định rõ o Hoạt động của con người vừa là nhân tố tích cực giúp tạo nên song cũng chính là tác nhân phá huỷ môi trường sống của chính mình. o Bảo vệ và cải thiện môi trường sống cho con người là các