Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài giảng Quản trị tài chính doanh nghiệp: Chương 7 - Công cụ tài chính phái sinh

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Quyền mua cổ phần, chứng quyền, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, quyền lựa chọn,. là những nội dung chính của chương 7 "Công cụ tài chính phái sinh" trong bài giảng Quản trị tài chính doanh nghiệp. . | BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DNXD - CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ CHƯƠNG 7 CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH Trong môn học Tài chính doanh nghiệp xây dựng ở chương trình đại học chúng ta đã đề cập đến phân loại chứng khoán căn cứ vào tính chất huy động vốn. Theo cách phân loại này có thể phân loại chứng khoán thành chứng khoán vốn chứng khoán nợ và các chứng khoán phái sinh. Một trong những phát triển đáng kể nhất của đổi mới tài chính trong thời gian gần đây là việc sử dụng các công cụ phái sinh ngày càng tăng. Các công cụ này đặt cược phụ trên lãi suất hối suất giá cả hàng hóa v.v. Các doanh nghiệp không phát hành các công cụ tài chính phái sinh để huy động tiền họ mua hay bán chúng để bảo vệ chống lại các thay đổi có hại trong nhiều yếu tố ngoại lai. Trên các thị trường chứng khoán phát triển ngoài hoạt động giao dịch các chứng khoán thông thường như các loại cổ phiếu trái phiếu chứng chỉ quỹ đầu tư còn xuất hiện một số loại chứng khoán phái sinh khác như quyền mua cổ phần Rights chứng quyền Warrants hợp đồng tương lai hợp đồng lựa chọn v.v. Theo Nghị định số 42 2015 NĐ-CP ngày 05 5 2015 của Chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh chứng khoán phái sinh gồm hợp đồng tương lai quyền chọn hợp đồng kỳ hạn và các chứng khoán phái sinh khác trích khoản 1 Điều 3 . Chứng khoán phái sinh hình thành trên cơ sở các loại chứng khoán giao dịch trên thị trường chứng khoán. Nó không có vai trò tạo vốn cho nền kinh tế nhưng nó làm cho thị trường chứng khoán giao dịch sôi động làm tăng thêm tính hấp dẫn cho các loại chứng khoán phát sinh ra nó. 7.1. Quyền mua cổ phần Rights Trong kinh doanh những công ty thành đạt thường có nhu cầu phát hành thêm cổ phiếu thường bổ sung vốn để mở rộng kinh doanh. Nhưng khi phát hành cổ phiểu bổ sung sẽ ảnh hưởng đến quyền sở hữu đối với công ty của các cổ đông hiện hữu. Nghĩa là quyền sở hữu quyền kiểm soát đối với công ty cổ đông hiện hành bị pha loãng . Để khắc phục nhược điểm này công ty cổ phần đã cho phép các cổ đông