Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Câu hỏi ôn tập môn học: Vi xử lý và vi điều khiển

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu, nội dung tài liệu câu hỏi ôn tập môn học "Vi xử lý và vi điều khiển" dưới đây. Nội dung tài liệu cung cấp cho cac bạn 9 câu hỏi bài tập có hướng dẫn lời giải giúp các bạn củng cố lại kiến thức đã học và làm quen với dạng bài tập. | - Việc còn lại và cũng là việc quan trọng nhất là việc tính toán giá trị chia (prescaler) cho xung nhịp của T/C0 và việc xác định giá trị khởi đầu cần gán cho thanh ghi TCNT0 để có được 1 khoảng thời gian định thì chính xác như mong muốn. Trước hết chúng ta sẽ chọn prescaler sao cho hợp lí nhất (chọn giá trị chia bằng cách set 3 bit CS02,CS01,CS00). Giả sử nguồn xung clock “nuôi” chip của chúng ta là clkI/O=1MHz tức là 1 nhịp mất 1us, nếu chúng ta để prescaler=1, tức là tần số của T/C0 (tạm gọi là fT/C0) cũng bằng clkI/O=1MHz, cứ 1us T/C0 được kích và TCNT0 sẽ tăng 1 đơn vị. Khi đó giá trị lớn nhất mà T/C0 có thể đạt được là 256 x 1us=256us, giá trị này nhỏ hơn 1ms mà ta mong muốn. Nếu chọn prescaler=8 (xem bảng 1) nghĩa là cứ sau 8 nhịp (8us) thì TCNT0 mới tăng 1 đơn vị, khả năng lớn nhất mà T/C0 đếm được là 256 x 8us=2048us, lớn hơn 1ms, vậy ta hoàn toàn có thể sử dụng prescaler=8 để tạo ra một khoảng định thì 1ms. Bước tiếp theo là xác định giá trị khởi đầu của TCNT0 để T/C0 đếm đúng 1ms (1000us). Ứng với prescaler=8 chúng ta đã biết là cứ 8us thì TCNT0 tăng 1 đơn vị, dễ dàng tính được bộ đếm cần đếm 1000/8=125 lần để hết 1ms, do đó giá trị ban đầu của TCNT0 phải là 256-125=131. Bạn có thể quan sát hình 2 để hiểu thấu đáo hơn.