Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Báo cáo "Vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho giáo dục hoà nhập ở Việt Nam "
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết gồm các phần : Sự cần thiết của việc phát triển nguồn nhân lực. Thực trạng nguồn nhân lực cho giáo dục hoà nhập tại việt Nam.Những thành tựu đạt được việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho giáo dục trẻ khuyết tật.Khuyến nghị. | VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO GIÁO DỤC HOÀ NHẬP Ở VIỆT NAM Nguyễn Thị Hoàng Yến Khoa Giáo dục đặc biệt Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Sự cần thiết của việc phát triển nguồn nhân lực Nguồn nhân lực hay còn gọi là nguồn lực con người hàm nghĩa là nhân tố con người được xem như là một tiềm năng một điều kiện cần và có thể phát huy thành động lực cho một quá trình phát triển xã hội một chiến lược phát triển xã hội trong những thời gian không gian xác định. Ngày nay nguồn lực con người được nhận thức như là yếu tố năng động nhất trong tất cả các nguồn lực và được coi là vốn xã hội đặc biệt. Việc phát triển nguồn nhân lực luôn là bước đi cần thiết chuẩn bị cho sự phát triển bền vững ở cấp quốc gia. Sự tồn tại bền vững và phát triển theo con đường tiến bộ xã hội của bất cứ quốc gia nào cũng phụ thuộc vào nhiều nhân tố mỗi nhân tố có vai trò riêng của mình trong đó nhân tố con người luôn có vai trò quyết định trong mối quan hệ với các nhân tố này. Thực hiện giáo dục trẻ khuyết tật chính là thực hiện Hiến pháp các Luật Pháp lệnh về người tàn tật cũng như chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với người tàn tật thông qua đội ngũ cán bộ giáo viên và chuyên gia có trình độ hiểu biết về giáo dục đặc biệt GDĐB nói chung và giáo dục hoà nhập GDHN nói riêng. Hiện nay việc đảm bảo cơ hội công bằng giáo dục cho mọi người đang còn là một thách thức trong quá trình triển khai với đối tượng trẻ em đặc biệt trong đó có trẻ khuyết tật. Như chúng ta biết theo thống kê về giáo dục cơ bản trong Báo cáo Phát triển con người cho thấy ở Việt Nam tỉ lệ học sinh nhập học bậc tiểu học là 85 5 trong số tỉ lệ gần 15 học sinh tiểu học còn lại chưa được đi học hoặc chưa đạt trình độ giáo dục tiểu học có khoảng 1 2 triệu em là trẻ khuyết tật. GDHN đã được khẳng định là hướng đi chính trong giáo dục trẻ khuyết tật ở Việt Nam. Trước mắt để từng TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC Số 3 72 3 - 2005 5 bước thực hiện các mục tiêu trong chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 .