Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Pháp luật về hợp đồng kinh doanh thương mại

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

"Pháp luật về hợp đồng kinh doanh thương mại" nhằm cung cấp đến bạn đọc các kiến thức về: Pháp luật về hợp đồng; hợp đồng trong kinh doanh - thương mại; một số loại hợp đồng điển hình trong hoạt động thương mại; hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; trách nhiệm pháp lý trong kinh doanh – thương mại. Mời các bạn tham khảo tài liệu để nắm bắt nội dung cụ thể. | PHAP1 LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI I. PHAÙP LUAÃTVỀ HỢP ĐỒNG 1. Khaùi quaùt chung veà hôĩp noàng 1.1. Khái niệm điều kiện có hiệu lực của hợp đồng 1.1.1. Khái niệm hợp đồng Hợp đồng được hiểu theo nghĩa rộng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên về một vấn đề nhất định trong xã hội nhằm làm phát sinh thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên đó. Bộ Luật Dân sự 2005 đã đưa ra khái niệm về hợp đồng dân sự một cách khái quát như sau Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập thay đổi hoặc chấm dứt quyền nghĩa vụ dân sự. Điều 388 Boa Luaăt daân sốỉ. Để được coi là sự thỏa thuận thì hợp đồng phải thể hiện được sự tự do bày tỏ ý chí của các bên tham gia quan hệ hợp đồng. Nguyên tắc tự do hợp đồng cho phép các cá nhân tổ chức được tự do quyết định việc giao kết hợp đồng với ai như thế nào vào thời điểm nào. Quan hệ hợp đồng này phải diễn ra trong những mối quan hệ xã hội nhất định và xuất phát từ lợi ích của mỗi bên. Việc giao kết hợp đồng làm phát sinh thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng. Tức là thông qua hợp đồng các bên xác lập được đối tượng nghĩa vụ của hợp đồng. Hợp đồng sẽ không có hiệu lực pháp lý đối với những nghĩa vụ không thể thực hiện được. Các bên tham gia quan hệ hợp đồng gọi là chủ thể của hợp đồng. Chủ thể của hợp đồng có thể là cá nhân pháp nhân hoặc các chủ thể khác. Trong hợp đồng quyền và nghĩa vụ giữa các bên có tính chất tương ứng là đặc trưng cơ bản của nghĩa vụ dân sự. Quyền lợi của bên này chỉ đạt được khi bên kia thực hiện các hành vi mang tính nghĩa vụ đã được hai bên xác nhận trong hợp đồng hoặc pháp luật quy định trong nội dung của quan hệ nghĩa vụ ấy. Mục đích của hợp đồng là nhằm dung hòa và thỏa mãn các lợi ích khác nhau của các bên. 1.1.2.Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng Quan hệ hợp đồng muốn có hiệu lực được pháp luật bảo vệ thì phải tuân theo những quy định của pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Thứ nhất các .