Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Chuyên đề 2: Phương ngữ tiếng Thái

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Mục tiêu của tài liệu "Phương ngữ tiếng Thái" nhằm giúp giáo viên xử lý các vấn đề phương ngữ trong quá trình giảng dạy chương trình tiếng Thái cho cán bộ, công chức. Mời các bạn tham khảo. | CHUYÊN ĐỀ 2 PHƯƠNG NGỮ TIẾNG THÁI A. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung Cung cấp những hiểu biết về phương ngữ tiếng Thái cho giáo viên dạy tiếng Thái cho cán bộ công chức. 2. Mục tiêu cụ thể Giúp giáo viên xử lý các vấn đề phương ngữ trong quá trình giảng dạy chương trình tiếng Thái cho cán bộ công chức. B. ĐỐI TƯỢNG Giáo viên đang dạy tiếng tiếng Thái cho cán bộ công chức tại các tỉnh Điện Biên Hòa Bình Lai Châu Nghệ An Sơn La Thanh Hóa Yên Bái. C. THỜI GIAN THỰC HIỆN GIẢNG DẠY CHUYÊN ĐỀ 1 ngày D. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ I. Phương ngữ là gì 1. Khái niệm - Phương ngữ là thuật ngữ ngôn ngữ học dùng để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân ở một địa phương cụ thể với những khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân hay với một phương ngữ khác. Nguyễn Thị Châu Tiếng Việt trên các miền đất nước NXBKHXH H1989 . - Phương ngữ là hình thức ngôn ngữ có hệ thống từ vựng ngữ pháp và ngữ âm riêng biệt được sử dụng ở một phạm vi lãnh thổ xã hội hẹp hơn là ngôn ngữ. Là một hệ thống kí hiệu và quy tắc kết hợp có nguồn gốc chung với hệ thống khác được coi là ngôn ngữ cho toàn dân tộc các phương ngữ tiếng địa phương khác nhau trước hết từ cách phát âm sau đó là vốn từ vựng. Đái Xuân Ninh Ngôn ngữ học khuynh hướng - lĩnh vực - khái niệm NXKHXH H. 1986 . 2. Cơ sở hình thành tồn tại và vận động Sự ra đời của phương ngữ trong lòng ngôn ngữ toàn dân là kết quả của hai sự tác động 1 - Từ bên trong cấu trúc ngôn ngữ Sự thay đổi trong hoạt động giao tiếp. - Từ những yếu tố bên ngoài ngôn ngữ Yếu tố địa lí Một ngôn ngữ trải rộng trên một địa bàn rộng lớn trong những điều kiện giao thông khó khăn tất yếu chịu những thay đổi khác nhau ở nhiều nơi. Những thay đổi không có điều kiện để thống nhất do có sự phân chia về lãnh thổ. Yếu tố lịch sử Phương ngữ là một hiện tượng lịch sử. Nó sinh ra do quy luật phát triển của lịch sử dân tộc đó. Phương ngữ hình thành phát triển và mất đi theo các thời kì lịch sử Xuất hiện với sự hình thành bộ lạc tách ra hay nhập vào theo tình trạng ngôn ngữ tập quyền hay cát cứ. .