Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đề tài: Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về công tác quản lý và tổ chức trong Công ty cổ phần theo luật Doanh nghiệp 2005 – Thực trạng và giải pháp cho Công ty cổ phần Thể dục thể thao Việt Nam

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Đề tài "Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về công tác quản lý và tổ chức trong Công ty cổ phần theo luật Doanh nghiệp 2005 – Thực trạng và giải pháp cho Công ty cổ phần Thể dục thể thao Việt Nam" được nghiên cứu với các nội dung: Lý luận chung về Công ty cổ phần, tổ chức và quản lý công ty cổ phần; Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm thực hiện công tác quản lý và tổ chức Công ty cổ phần Thể dục thể thao Việt Nam; Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý và tổ chức Công ty cổ phần Thể dục thể thao Việt Nam (VINANASPỎT). | : Thành viên của công ty cổ phần là các chủ sở hữu cổ phần, được gọi là các cổ đông, là chủ sở hữu của công ty. Cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Cổ đông của công ty cổ phần bao gồm 2 loại chính: cổ đông sáng lập và cổ đông khác với những quy định về điều kiện tham gia khác nhau. Cổ đông sáng lập phải thỏa mãn những điều kiện quy định tại điều 13 Luật DN. Số lượng cổ đông được quy định tối thiểu là ba và không hạn chế tối đa. Các cổ đông góp vốn khi gia nhập CTCP, ngoài việc mua cổ phần còn phải tán thành Điều lệ của công ty. Cũng có thể trở thành cổ đông thông qua việc được thừa kế cổ phần của công ty. Mỗi cổ đông có thể sở hữu nhiều cổ phần, mức độ sở hữu cổ phần tạo thành sự cách biệt về mức vốn, về quyền và nghĩa vụ giữa các cổ đông trong công ty. Cổ đông có càng nhiều cổ phần thì càng có nhiều quyền và nghĩa vụ. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình trừ một số trường hợp pháp luật quy định hạn chế chuyển nhượng. Luật DN không có quy định hạn chế cổ phần đối với mỗi cổ đông. Tuy vậy, pháp luật hoặc Điều lệ công ty có thể quy định về giới hạn tối đa cho phép một cổ đông hoặc một nhóm cổ đông có thể sở hữu để không xảy ra tình trạng một cá nhân hoặc một nhóm cổ đông có thể khống chế được công ty do có lượng cổ phần lớn. Chẳng hạn, hiện nay, theo cam kết của Việt Nam khi tham gia WTO, tổng số cổ phần do các cá nhân và pháp nhân nước ngoài nắm giữ tại mỗi ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam không vượt quá 30% vốn Điều lệ của ngân hàng. Theo khoản 4, điều 86 Luật DN, nếu một cổ đông có tổng số cổ phần đạt đến 5% tổng số cổ phần trở lên của công ty thì phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.