Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đào tạo theo học chế tín chỉ và các đề xuất đối với trường đại học Văn Hiến - ThS. Đỗ Văn Bình

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

nội dung bài viết "Đào tạo theo học chế tín chỉ và các đề xuất đối với trường đại học Văn Hiến" dưới đây để nắm bắt được những nội dung về học chế tín chỉ, lịch sử của tín chỉ, nội dung tín chỉ, lợi ích của học chế tín chỉ,. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn chuyên ngành Giáo dục học. | ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ VÀ CÁC ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN ThS. Đỗ Văn Bình Khoa Giáo dục đại cương - Trường Đại học Văn Hiến 1. Lịch sử của tín chỉ Hình thức đào tạo theo tín chỉ TC bắt đầu ở Mỹ năm 1872 và được áp dụng đầu tiên ở các trường phổ thông lúc bấy giờ tín chỉ ở bậc phổ thông được gọi là giờ tiếp xúc Contact-Hour . Sau đó phương thức đào tạo này được Đại học Harvard Hoa Kỳ áp dụng. TC ở đại học được gọi là Giờ tín chỉ Credit Hour . Năm 1906 Quỹ Carnegie Carnegie Foundation - Một quỹ hoạt động về giáo dục của Mỹ xác lập một cách đánh giá đơn vị TC khác gọi là TC Carnegie Carnegie Unit sau đó Quỹ này lại xây dựng đơn vị Giờ sinh viên Student Hour . Nhưng từ sau 1910 đến nay các tên gọi trên được gọi chung là Giờ tín chỉ Credit Hour 3 . Nguyên nhân ra đời của hình thức đào tạo theo TC ở Hoa Kỳ là do cuối thập niên 60 thế kỷ XIX số lượng học sinh trung học phổ thông ghi danh vào học đại học ngày càng tăng gây áp lực cho quá trình xét tuyển của các trường đại học. Năm 1872 học chế TC được Charles W. Eliot GS của đại học Harvard đề xuất nhằm giúp ghi nhận và giải thích một cách rõ hơn năng lực học tập của học sinh trung học phổ thông thông qua giờ TC và điểm số để giúp các trường đại học có căn cứ tin cậy tuyển chọn sinh viên có chất lượng theo nhu cầu của trường 6 . Một số học giả khác nêu ra thêm các nguyên nhân Sự ra đời của học TC ở Hoa Kỳ là nhằm cải cách giáo dục đại học thông qua việc thay những chương trình đào tạo truyền thống đóng và khô cứng do châu Âu khởi xướng. Theo phương thức truyền thống này người học vào và ra trường đồng loạt không có sự lựa chọn nào khác ngoài các môn học trong chương trình do ngành giáo dục thiết kế. Với học chế TC chương trình đào tạo mở hơn chương trình học chú trọng đến những môn học đáp ứng nhu cầu của xã hội. Chương trình có độ linh hoạt nhất định để người học có thể chọn những môn học mà họ thấy cần thiết cho nghề nghiệp tương lai của họ 12 . Năm 1960 hệ thống đào tạo này lan ra Tây Âu và sau đó .