Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài 7: Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già - Giáo án Khoa học 5 - GV:N.T.Sỹ

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Đây là giáo án hay nhất về bài Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già giúp học sinh nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ tuổi vị thành niên đến tuổi già. | GIÁO ÁN KHOA HỌC 5 BÀI 7: TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ I- MỤC TIÊU: HS biết: - Nêu một số đặc điểm chung của tuốivị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già. - Xác định bản thân HS đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời. II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Sưu tầm t ranh ảnh của người lớn ở các lứa tuổi khác nhau và làm các nghề khác nhau. III- HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động 1: LÀM VIỆC VỚI SGK * Mục tiêu: HS nêu được một số dặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già. * Cách tiến hành: Bước 1: Giao nhiệm vụ và hướng dẫn. GV yêu cầu HS đọc các thông tin trang 16, 17 SGK và thảo luận theo nhóm về đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn lứa tuổi. Thư kí của nhóm sẽ ghi ý kiến của các bạn vào bảng sau: Giai đoạn Đặc điểm nổi bật Tuổi vị thành niên Tuổi trưởng thành Tuổi già Lưu ý: ở Việt Nam, Luật Hôn nhân và Gia đình cho phép nữ từ 18 tuổi trở lên được kết hôn, nhưng theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tuổi vị thành niên từ 10 đến 19 tuổi. Bước 2: Làm việc theo nhóm. HS làm việc theo hứơng dẫn của GV, cử thư kí ghi biên bản thảo luận như hứơng dẫn trên. Bước 3: Làm việc cả lớp Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình trên bảng và cử đại diện lên trình bày. Mỗi nhóm chỉ trình bày một giai đoạn và các nhóm khác bổ sung. Dưới đây là gợi ý trả lời: Giai đoạn Đặc điểm nổi bật Tuổi vị thành niên Giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn. Ơ tuổi này có sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, tinh thần và mối quan hệ với bạn bè, xã hội. Tuổi trưởng thành Tuổi trưởng thành được đánh dấu bằng sự phát triển cả về mặt sinh học và xã hội, Tuổi già Ơ tuổi này cơ thể dần suy yếu, chức năng hoạt động của các cơ quan giảm dần. Tuy nhiên, những người cao tuổi có thể kéo dài tuổi thọ bằng sự rèn luyện thân thể, sống điều độ và tham gia các hoạt động xã hội. Hoạt động 2: TRÒ CHƠI : “AI? HỌ ĐANG Ở VÀO GIAI ĐOẠN NÀO CỦA CUỘC ĐỜI”. * Mục tiêu: - Củng cố cho HS những hiểu biết về tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già đã học ở phần trên. - HS xác định được bản thân đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời. * Cách tiến hành: GV và HS cùng sưu tầm: Cắt trên báo khoảng 12-16 tranh, ảnh nam, nữ ở các lứa tuổi (giới hạn từ tuổi vị thành niên đến tuổi già), làm các nghề khác nhau trong xã hội. Ví dụ: HS, sinh viên, người bán hàng rong, nông dân, côngnhân, GV, giám đốc, Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn GV chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm từ 3 đến 4 hình. Yêu cầu các em xác định xem những người trong ảnh ở vào giai đoạn nào của cuộc đời và nêu đặc điểm của giai đoạn đó. Bước 2: Làm việc theo nhóm như hướng dẫn trên Bước 3: Làm việc cả lớp - Các nhóm cử người lần lượt lên trình bày (mỗi HS chỉ giới thiệu một hình). - Các nhóm khác có thể hỏi hoặc nêu ý kiến khác (nếu có) về hình ảnh mà nhóm bạn giới thiệu - Sau phần giới thiệu các hình ảnh của các nhóm kết thúc, GV yêu cầu cả lớp thảo luận các câu hỏi: + Bạn đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời? + Biết được chúng ta đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời có lợi gì? Kết luận: - Chúng ta đang ở vào giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên hay nói cách khác là ở vào tuổi dậy thì. - Biết được chúng ta đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời sẽ giúp chúng ta hình dung được sự phát triển của cơ thể về thể chất, tinh thần và mối quan hệ xã hội sẽ diễn ra như thế nào. Từ đó, chúng ta sẵn sàng đón nhận mà không sợ hãi, bối rối, đồng thời còn giúp chúng ta có thể tránh được những nhược điểm hoặc sai lầm có thể xảy ra đối với mỗi người ở vào lứa tuổi của mình