Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Cấu trúc cái kì ảo trong truyện ngắn Maupassant
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Khi bàn về văn học kì ảo (littérature fantastique) giới chuyên môn không thể không nhắc đến Maupassant (1850-1893). Tuy nhiên ở Việt Nam công việc nghiên cứu, giảng dạy và dịch thuật về Maupassant dường như mới chỉ tập trung vào mảng đề tài hiện thực trong sáng tác của Maupassant mà chưa khai thác, tìm hiểu kĩ vào mảng sáng tác kì ảo của ông(1). | Cấu trúc cái kì ảo trong truyện ngắn Maupassant Khi bàn về văn học kì ảo littérature fantastique giới chuyên môn không thể không nhắc đến Maupassant 1850-1893 . Tuy nhiên ở Việt Nam công việc nghiên cứu giảng dạy và dịch thuật về Maupassant dường như mới chỉ tập trung vào mảng đề tài hiện thực trong sáng tác của Maupassant mà chưa khai thác tìm hiểu kĩ vào mảng sáng tác kì ảo của ông 1 . Trong khoảng 15 năm 1875-1890 Maupassant sáng tác 24 tập truyện ngắn Phụ lục I trong đó yếu tố kì ảo hoặc truyện kì ảo có khoảng trên 40 truyện. Dưới đây bài nghiên cứu tập trung vào cấu trúc cái kì ảo trong truyện ngắn của Maupassant dưới góc độ trần thuật học từ các cấp độ tác giả độc giả thực người kể chuyện điểm nhìn tiêu cự hóa không gian. Những truyện ngắn kì ảo hoặc có yếu tố kì ảo tôi chọn lọc và sắp xếp theo niên biểu Phụ lục II . 1. Tác giả và độc giả 1.1. Lí thuyết trần thuật học tìm hiểu 4 cấp độ giao tiếp giữa người phát và người nhận trong đó vấn đề tác giả thực và độc giả thực là cấp độ giao tiếp đầu tiên ngoài văn bản thông qua vai trò trung giới nội văn bản của các bậc trần thuật khác người kể chuyện - điểm nhìn - người nghe chuyện người quan sát - khán giả vai 2 . Mối giao tiếp giữa văn bản và độc giả thông qua thông điệp của tác phẩm - tức cái nội dung của nó. Đó chính là mối quan hệ giữa văn bản nghệ thuật và người đọc. Trong văn học kì ảo mối giao tiếp này theo tôi có hơi khác với các thể loại văn xuôi khác. Văn xuôi hiện thực chủ nghĩa thường mang lại cho độc giả cái kết giáo huấn kẻ yêu nhiều và bị thiệt thòi như Eugénie lão Goriot hãnh tiến thông minh rồi cũng chết như Julien Sorel vì thể chế tư sản không cho phép không nên có tình yêu ngoài hôn nhân như Emma rồi bị trả giá v.v. hoặc nói chung là cái kết có một sự giải quyết tốt hoặc xấu chứ không có sự lưỡng lự hoang mang. Nhiều người đã nhắc đến định nghĩa của T. Todorov rằng cái kì ảo tựa như nét vạch phân chia giữa cái kì diệu merveilleux với cái kì lạ étrangé . Như vậy cái kì ảo là sự lưỡng lự .