Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
m vang của Xuân Thiều sau chiến tranh

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

1. Xuân Thiều tham gia cách mạng từ khá sớm, ngay từ khi Cách mạng tháng Tám thành công. Mười bảy tuổi ông gia nhập quân đội. Dải đ ất miền Trung quê hương | . Với ý đồ dựng lại qui mô, tầm vóc của cuộc tiến công của quân giải phóng vào thành phố Huế mùa xuân Mậu Thân, Xuân Thiều đã tái hiện được cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt với những hy sinh mất mát to lớn của bộ đội nói riêng và của nhân dân ta nói chung. Trong cuộc chiến đấu đó, phẩm chất anh dũng, giàu đức hy sinh là minh chứng cho lòng yêu nước, yêu cách mạng của quân và dân thành phố Huế. Các nhân vật như Tư Thiên, Lưu Dương, Đặng Thà, Vũ Lẫm, Quốc, Dũng, Vinh. mỗi người bộc lộ mình một cách khác nhau làm nên vẻ đẹp và tài năng của các thế hệ người lính. Đặt trong mối quan hệ với những người dân như ông Tân, bà Đào, chị Sen, chị Uyển, Thực, Mai, Huệ. những nhân vật người lính đó càng trở nên chân thật vì những phần chưa hoàn thiện của mình. Cảm hứng sử thi là cảm hứng chủ đạo và chi phối toàn bộ tác phẩm. Để có được chiến thắng, từ người chỉ huy đến mỗi người lính đều không từ một sự hy sinh gian khổ nào. Đương nhiên cái giá để làm nên chiến thắng đó là không nhỏ mà gia đình Tư Thiên là một trường hợp cụ thể. Đất nước chia đôi, gia đình ông cũng xẻ nửa. Cuộc đoàn tụ tưởng trong tầm tay sau hơn mười năm chờ đợi đã không bao giờ còn xảy ra vì hai phần ba số thành viên trong gia đình đã ngã xuống. Tư Thiên, người anh hùng chiến trận mà tên ông đã trở thành nỗi kinh sợ với bọn địch, một người cầm quân chuẩn mực, đã phải cùng một lúc nhận tin vợ và con trai chết, người đồng đội cấp dưới, nguồn nhân lực của trung đoàn cũng là người yêu của đứa con gái lận đận, hy sinh. Tính cách của nhân vật Tư Thiên vốn được định hình bằng năng lực chỉ huy, bằng cá tính quyết đoán trong cung cách làm việc nhưng chính cách hành xử có phần hẹp hòi đối với bà Đào đã thu hẹp khoảng cách sử thi giữa ông và người đọc. Dường như hoàn cảnh và môi trường chiến tranh với một khoảng thời gian hạn hẹp không có điều kiện cho nhân vật phân thân để cho các tính cách bộc lộ nên các nhân vật Hoạt, Chiến, Dũng hành động theo tính cách, theo sự nhận thức từ đầu. Dĩ nhiên đây là tiểu thuyết sử thi do đó số phận cá nhân gắn với số phận cộng đồng và tính cách nhân vật được thể hiện qua hành động nhiều hơn là từ sự phân tích tâm lí. Với sự dàn dựng một cách công phu và không né tránh những tổn thất hy sinh như ông đã từng nói là "ta ở vào tình thế bắt buộc" Xuân Thiều cũng không ngần ngại khi đưa các ý kiến khác nhau về việc có cần thiết phải trụ lại ở Huế hay chỉ cần trụ đánh ở đồng bằng. Với 23 ngày đêm chiến đấu và trụ lại nơi kinh thành Huế, vào thời điểm ấy, quân giải phóng đã làm nên một kì tích chiến tranh. Lịch sử Mậu Thân rồi đây sẽ được đời sau biết đến qua chính sử nhưng với những bộ tiểu thuyết như