Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Báo cáo khoa học " SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TỌA ĐỘ VUÔNG GÓC PHẲNG UTM VỚI HỆ TỌA ĐỘ VUÔNG GÓC PHẲNG ĐỊA DIỆN CHÂN TRỜI "

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Trong thực tế việc bình sai tính toán mạng lưới trắc địa được thực hiện hoàn toàn trên bề mặt Elipsoid sau đó để có thể sử dụng trong trắc địa công trình, chúng được tính chuyển về tọa độ địa diện chân trời hoặc về tọa độ vuông góc UTM. Việc khảo sát sự khác biệt giữa hệ tọa độ địa diện chân trời và hệ tọa độ vuông góc phẳng UTM trong trắc địa công trình là một vấn đề cần lưu ý . | SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TỌA ĐỘ VUÔNG GÓC PHẲNG UTM VỚI HỆ TỌA ĐỘ VUÔNG Góc PhẲNG địa diện chân trời NCS. LÊ VĂN HÙNG Viện KHCN Xây dựng Tóm tắt Trong thực tế việc bình sai tính toán mạng lưới trắc địa được thực hiện hoàn toàn trên bề mặt Elipsoid sau đó để có thể sử dụng trong trắc địa công trình chúng được tính chuyển về tọa độ địa diện chân trời hoặc về tọa độ vuông góc UTM. Việc khảo sát sự khác biệt giữa hệ tọa độ địa diện chân trời và hệ tọa độ vuông góc phẳng UTM trong trắc địa công trình là một vấn đề cần lưu ý. 1. Đặt vấn đề Ngày nay việc ứng dụng công nghệ định vị toàn cầu GPS trong công tác lập lưới trắc địa được sử dụng khá phổ biến. Kết quả đo GPS sẽ xác định được tọa độ không gian Xi Yi Zi hoặc tọa độ trắc địa Bi Li Hi của các điểm trong hệ toạ độ WGS-84 hoặc trong hệ quy chiếu quốc gia VN2000. Để sử dụng chúng trong trắc địa công trình cần phải tính chuyển tọa độ trắc địa B L về hệ tọa độ vuông góc phẳng x y theo phép chiếu hình trụ ngang giữ góc UTM . Nếu như độ cao của khu đo không quá lớn và việc chọn kinh tuyến trục của phép chiếu UTM hợp lý thì biến dạng chiều dài khá nhỏ nhưng đối với trường hợp chọn kinh tuyến trục không phù hợp và độ cao khu vực xét khá lớn thì biến dạng chiều dài là đáng kể. Trong thực tế ngoài hệ tọa độ vuông góc phẳng UTM người ta có thể sử dụng hệ tọa độ vuông góc không gian địa diện chân trời cho các công trình tập trung trên một diện tích không lớn 1 2 . Để thiết lập hệ tọa độ này cần chọn 1 điểm quy chiếu tại đó thiết lập ma trận xoay R và điểm đó cũng chính là điểm gốc của hệ tọa độ địa diện. Có thể tính toán khảo sát biến dạng chiều dài trong các trường hợp độ cao H của khu đo khác nhau và sự khác biệt giữa hai hệ tọa độ địa diện chân trời và hệ tọa độ vuông góc phẳng UTM. Trên cơ sở đó có thể đưa ra kết luận về khả năng ứng dụng của từng hệ tọa độ trong trắc địa công trình. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1 Tọa độ vuông góc phẳng theo phép chiếu hình trụ ngang giữ góc UTM Theo phép chiếu UTM vị trí của một điểm trên mặt Ellipsoid .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN