Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Viết như là dịch thuật
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nếu nói dịch thuật là quan trọng, chắc ít ai phản đối, nhưng nếu nói người dịch chỉ là kẻ ăn theo tác giả, có lẽ số người đồng ý cũng không ít hơn. "Con khỉ của nhà văn" - đó là danh hiệu mà mà Gabriel Marquez, chủ nhân giải Nobel 1982, ban tặng cho các dịch giả, những người đã chuyển cuốn tiểu thuyết Cien anos de soledad của ông sang hàng trăm thứ tiếng khác nhau trên thế giới. Không phải vô cớ mà dịch giả Nguyễn Trung Đức, "con khỉ" của bản Trăm năm cô đơn,. | Viết như là dịch thuật Nếu nói dịch thuật là quan trọng chắc ít ai phản đối nhưng nếu nói người dịch chỉ là kẻ ăn theo tác giả có lẽ số người đồng ý cũng không ít hơn. Con khỉ của nhà văn - đó là danh hiệu mà mà Gabriel Marquez chủ nhân giải Nobel 1982 ban tặng cho các dịch giả những người đã chuyển cuốn tiểu thuyết Cien anos de soledad của ông sang hàng trăm thứ tiếng khác nhau trên thế giới. Không phải vô cớ mà dịch giả Nguyễn Trung Đức con khỉ của bản Trăm năm cô đơn trước khi mất từng nhắc đến danh hiệu này với ít nhiều thích thú. Cách diễn đạt đầy chất văn chương của Marquez không chỉ độc đáo mà còn nhân từ thậm chí quá nhân từ so với những gì các dịch giả thường được nghe từ miệng các nhà văn. Khi còn làm biên tập viên nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân tôi thường được nghe nhiều người trong đó có cả và nhất là các nhà văn nói Bọn dịch giả các cậu sướng thật. Người ta sáng tác sẵn các cậu chỉ cần chuyển ngữ là xong có tiền tiêu . Và tiền nhuận bút dịch đâu phải ít Theo quy định của nhà nước tuỳ theo chất lượng và thể loại nhuận bút dịch có thể tới 75 nhuận bút sáng tác. Nghe quả thật sướng tai Một nhà văn đương đại tên tuổi thì nhận định Phàm những thằng biết ngoại ngữ đều không thể sáng tác hay được. Nếu sáng tác hay được thì hãy tự sáng tác đi cần gì phải chọn kiểu ăn sẵn Ông không nói hết nhưng đám dịch giả cần phải hiểu hết Các anh chỉ là lũ kí sinh cả đời chỉ làm mỗi việc chuyển ngữ tác phẩm của người khác để lấy tiền Nhưng tất cả những điều kể trên vẫn là chuyện nhỏ so với những lỗi lầm tày trời mà dịch giả nào cũng không ngừng phạm phải. Nếu là thi sĩ nghĩa là ru với gió thì là dịch giả nghĩa là nghe mắng mỏ. Giáo sư Harry Aveling trường Đại học La Trobe Melbourne Australia viết trong tiểu luận Mistakes in Translation A Functionalist Approach Các dịch giả luôn luôn bị chỉ trích vì những lỗi lớn nhỏ nhiều không kể xiết. Tất cả những ai làm nghề này đều biết rõ điều đó. Chúng ta làm việc quần quật hàng năm trời với mọi khả năng tinh tế và sự cẩn trọng chỉ để